technology

business

Mùa quýt ngọt bên sông Rào Trổ (vùng thượng Kỳ Anh)




(Người Kỳ Anh) Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé vào các vườn chuyên canh trồng cây quýt sáp, quýt tắc, quýt ngọt ở xã Kỳ Thượng, Kỳ Lâm… nằm hai bên bờ thượng nguồn sông Rào Trổ, thuộc huyện Kỳ Anh.




  • Bút ký của Nguyễn Ngọc Vượng

Quýt khốp vùng thượng Kỳ Anh - miền thương, nỗi nhớ

Dẫn chúng tôi dạo quanh trang trại quýt của mình ở khu vực động Nhà Hòi, ông Võ Văn Minh (52 tuổi, ở thôn Tân Tiến, xã Kỳ Thượng) phấn khởi: “Hàng chục năm về trước, khu vực này còn hoang vắng, nhà dân thưa thớt, đi lại khó khăn. Nhưng sau khi chúng tôi lên đây nhận đất, khai hoang, cải tạo trồng cây quýt sáp và quýt tắc; nhờ phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt có nguồn nước sông Rào Trổ kết hợp với chăm sóc đúng khoa học kỹ thuật nên cây quýt phát triển rất tốt, có chất lượng, sản lượng quả đều và nhiều. Cứ đến mùa thu hoạch là thương lái khắp nơi nườm nượp đổ về thu mua tại chỗ với giá cao. Và cũng nhờ có cây quýt, gia đình tôi từ chỗ hai bàn tay trắng, nay đã có của ăn của để dư dả...



Các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh lâu nay được biết đến là vùng có nhiều lợi thế về đất đai, địa hình cho phát triển trồng trọt. Trong đó, cây Quýt bản địa và cây Quýt ngọt đã gắn bó bao đời nay với bà con nông dân nơi đây. Phát huy được lợi thế do thiên nhiên ưu đãi, bà con nơi đây đã không ngừng khai hoang, cải tạo đất đồi vốn hoang sơ để trồng trọt các loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng. Chính vì bám vào nương rẫy, trang trại để phát triển cây trồng nên đời sống của bà con nơi đây đang khấm khá lên từng ngày bằng những trang trại chuyên canh trồng cây Quýt ngọt và cây Quýt bản địa.



Gắn bó với nghề trồng Quýt hơn 10 năm nay, đến thăm mô hình trồng Quýt ngọt và cây Quýt bản địa của hộ gia đình  bà  Nguyễn Thị Thanh ở thôn Bắc Hà- xã Kỳ Lâm. Với diện tích trang trại rộng hơn 2 ha, gia đình bà đã trồng hơn 2.000 gốc Quýt ngọt và Quýt bản địa. Bà cho biết; “ Nếu thời tiết thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, bình quân mỗi năm có thể thu nhập hơn 70 triệu đồng”



Không chỉ ở Kỳ Lâm, cây Quýt  được trồng nhiều ở thôn Tân Tiến, Tiến Vịnh, Tiến Quang, Tiến Thượng, Bắc Tiến và Trung Tiến ở xã Kỳ Thượng. Có một đặc trưng là Quýt bản địa không thể sống độc lập mà bất di, bất dịch nó chỉ tồn tại và phát triển khi được sống chung với cả quần thể thực vật, nó luôn cần sự chở che của loài cây khác mà không cần quang hợp ánh sáng. Đặc biệt, khi được trồng xen kẽ với tranh, tre, khế, bưởi gió trầm là hết sức lý tưởng.



Thực tế cho thấy, Quýt là loại cây dễ trồng và hầu như khắp mọi nơi, Quýt còn được chưng trong mâm ngũ quả ngày Tết của nước ta hay được trồng trong chậu trang trí thể hiện sự phồn vinh thịnh vượng. Cây Quýt là một cây nhỏ, lá mọc so le, mép có răng cưa nhỏ mau, lá nhẵn thơm, vỏ cây cũng có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ, vỏ mọng, nhẵn bóng, hơi lồi lõm dễ bóc, trong có những múi xếp hình nan hoa bánh xe. Khi chín ăn ngọt ngon. Trong múi có chứa nhiều hạt. trên thực tế hiện nay khó có nhiều loại quýt như Quýt ngọt, Quýt chua, Quýt xốp….. nhưng tất cả các loại quýt vỏ quả đều dùng làm thuốc được.



Xã Kỳ Thượng có diện tích đất tự nhiên hơn 13.000ha, trong đó gần 100ha trồng cây quýt tắc, quýt sáp kết hợp trồng xen cây dó trầm, cam đường…
Hiện xã Kỳ Lâm có 3.644ha đất tự nhiên, trong đó hơn 30ha chuyên trồng quýt ngọt, bình quân mỗi năm thu nhập gần 2 tỷ đồng.
Quả quýt tắc, quýt sáp, quýt ngọt ở bên sông Rào Trổ có đặc điểm hình cầu, to hơn quả quýt thường, phần đuôi lõm sâu và thường chuyển sang màu đỏ nhạt trước khi chín đều, vỏ dày, múi quýt mọng và cong như hình lưỡi liềm có vị thơm, thanh, ngọt, bùi và mát. Đặc biệt, đối với quýt tắc, ngoài giá trị về kinh tế, giá trị dược liệu, còn có giá trị trong việc chế biến các món ăn dân dã truyền thống như vỏ quýt dùng nấu rươi, thịt, kho mắm, hầm cá đồng, nấu lẩu… Lá quýt cũng có thể đem pha chế nấu món dã cầy tuyệt vời.

Ảnh Nguyễn Ngọc Vượng, Mạnh Hải
Người Kỳ Anh 


Post A Comment
  • Blogger Comment using Blogger
  • Facebook Comment using Facebook
  • Disqus Comment using Disqus

Không có nhận xét nào :


three columns

cars

grids

health