technology

business

Lịch sử giáo xứ Đông Yên, Kỳ Lợi từ năm 1879 – 2015




Phần 1: Giáo Xứ Đông Yên được hình thành
[Đang biên tập]

Năm 1879 có ba thuyền trẩy đi trên biển, bị phong ba xô dạt vào bờ biển làng Kênh Hà. Số người đi trên thuyền trẩy được lên bờ an toàn, nên họ lấy chổ đó, là đất lành chim đậu. Sau xin lập cư ở đó và đưa toàn bộ các gia đình gặp phong ba về ở thuộc làng Kênh Hà. 
 Năm 1880, có một thuyền làm nghề đăng trên sông Quyền, (tên gọi là ông Vựng). Quê ở Cửa Lò, Nghệ An. Trên thuyền nghề đăng, có hai vợ chồng và sáu đứa con trai. Cũng xin lập cư ở đó, dần dà quy tụ lại được khá đông, khoảng 200 người là những thành phần Kitô hữu, nên sớm hôm họ kinh nguyện địa điểm quy tụ là phía bắc làng Kênh Hà.
Trong thời gian đó, Kênh Hà muốn tách đạo đời cho rành, nên họ đặt lại Eo Đời và Eo Đạo. Năm 1880: Ông Vựng cùng với sáu đứa con trai tình nguyện xây cất một ngôi nhà nguyện, đã được bà con ủng hộ nên ngôi nhà Nguyện, được thành công trên mảnh đất Eo Đạo.
Năm 1881, Eo Đạo thuộc diện “ở độ”, nên họ đặt lại họ Eo Kinh. Sinh sống ở đó để họp chợ lấy người.
Năm 1889, ban hành giáo họ Eo Kinh bàn với giáo dân, xin làng Eo Đời tách ra, vì “ở độ” thì không có quyền lợi gì, được mọi người đồng ý chia tách. Thế là Ban Hành Giáo Họ lên xin phép Cha địa hạt Kỳ Anh: Là Cố Khanh (là linh mục thừa sai người Pháp): Nhờ Ngài giúp đỡ việc chia tách cho phù hợp, Cố Khanh đã đồng ý và giao cho các ông có trách nhiệm đến gặp ban ( Lý trưởng hành kiệm) làng Eo Đời, để xin tách Eo Kinh về nơi khác, nhưng làng Eo Đời không cho, sau đó Ban Hành Giáo lại lên trình với Cha địa hạt, thì Ngài giao cho Ban Hành Giáo lập “ tờ quyên lên” viết chữ đề trong bảng. Sau khi trình lên ban lý trưởng hành kiệm họ đồng ý nhưng phải theo luật làng, bỏ ra ba cái thăm số 1, số 2, số 3. Nếu các ông bắt được thăm số 1, thì được chia tách và họ quy định thời gian bốc thăm sau ba ngày: toàn bộ giáo họ Eo Kinh cử Cố Im trưởng ban hành giáo họ đến bốc thăm, Cố đã bắt trúng thăm số 1, sau đó Ban Hành Giáo đến trình với Cha địa hạt: Họ Eo Kinh đã được chia tách, nhờ Cha xem chổ ở  cho giáo họ, Cha Hạt đã xem địa lý, và chọn vùng đất Xuân Điện: vì đó có cây Đa cổ thụ nằm ở phía nam gần giáp ranh giới đất làng Eo Đời. 
 Cha Hạt lấy cây Đa làm mốc Xuân Điện: từ đó ông cha có câu ví rằng:
“ Xuân Điện có cây đa ba nhánh chín chồi
Xin mời về Xuan Điện mà ngồi cây đa chín chồi”
Từ đó dân làng đã đào một cái giếng (gọi là giếng ông Lê), Cha hạt cho phép tháo gỡ nhà thờ họ Eo Kinh về đặt tại đất Xuân Điện. Từ đó được gọi là họ Xuân Điện và được ổn định từ đó.
Năm 1898 số nhân danh lên tới 500 người, do đất chật người đông, nên muốn lấn đất Phác Môn, thấy khó khăn quá, Ban Hành Giáo Họ Xuân Điện đã đến trình  với Cha Quản hạt, để nhờ Ngài giúp đỡ, Cha hạt đã đến gặp lý trưởng hành kiệm làng Phác Môn, xin nhường cho họ Xuân Điện một ít đất ở. Phác Môn hoàn toàn không cho, ‘sau tạu thời không bán’. Từ đó Cha hạt phải mất nhiều công sức nhờ Quan huyện can thiệp, giúp đỡ nhưng cũng không được. Ngài lại tiếp tục đi vào Huế tâu với Bộ, Bộ đã đến tại vùng đất Phác Môn để xem xét. Sau đó: Bộ đã thư ra cho dân Phác Môn, ‘Đất nhượng về cho Cố’.
Nhưng Làng Phác Môn đồng tình không ký một người nào, Quan huyện nhổ hàng rào đập ông Cựu Què làng Phác Môn sáu lẻ. Quan bảo: đục hai gông, giải Cựu Què,Phù Diếu đến chổ làm việc và Cố Khanh giao cho các ông họ Xuân Điện lấy mốc từ Anh Miều bước 2000 bước đến đâu thì đóng mốc ở đó: Sau khi các ông bước đến mồ “ông Mạn” mới được 1000 bước, các ông thấy dài lắm rồi, nên xin Cố Khanh đóng mốc ở điểm đó, Cố Khanh đã đồng ý với các ông thế là đất họ Xuân Điện được “Khẩn” từ mồ Ông Mạn cho đến Cửa Anh Miều.
Đất Phác môn muốn “xiêu”, sinh chuyện này chuyện nọ:
Năm 1910, Cố Sung Bường chết được an tang tại vùng đất đã được chia ranh giới giữa Phác Môn và Xuân Điện, Phác Môn bức xúc không cho an táng ở nơi quy định vùng nghĩa địa mới của Xuân Điện nên xác ông Sung Bường phải quàn lại ba ngày đến ngày thứ tư: Họ Xuân Điện quyết định: chôn xác ông tại nơi đã quy định. Khi quan tài Cố Bường được đưa ra đến huyệt, thì làng Phác Môn chận đánh tơi bời, vì họ đã chủ động nên đám tang đã bị đổ máu.
Khi Cố Khanh thấy đau thương cho con cái mình, nên ra tay gạt bỏ được người Phác Môn, và xác ông Sung Bường được chôn ở nghĩa địa đó.
Khi được yên ổn trở lại, và được nhập chung xứ Dụ Lộc.
Năm 1930, bề trên địa phận bổ nhiệm Cha Vinh về coi sóc họ Xuân Điện, cũng thời điểm đó lại được tách từ xứ mẹ ra xứ con, Cha Vinh lập xứ: gọi là Dụ Yên Đông, và Ngài quản xứ cho đến năm 1940. Từ năm 1940 đến 1941 Cha Biện quản xứ.
Phần 2: Giáo Xứ Đông Yên hình thành và phát triển:
Năm 1941, bề trên địa phận bổ nhiệm Cha Phước về quản xứ, số giáo dân là 750 người.
Nhà thờ họ bị mục nát. Cha quản xứ bàn với giáo dân lúc này nên làm một ngôi nhà thờ trên vùng đất mới. Mặc dầu giáo dân đồng tình vì đói khát. Nên phàn nàn, Cha xứ đã phải đưa ra một quyết định: quỹ nhà xứ chỉ còn được hai chục thùng lúa. Trước thì cho trai vay, sau lấy tiền thuê “sợ”, toàn thể giáo dân đã nhất trí đồng tình theo quyết định của Cha.
Lúc đó “Trai kẻ rìu người rạ, chặt dàn dáo dàn cu, làng cắt bốn tên phu, len rừng cắt chạc quoại, về làng cũng loại, cũng lấy được ít nhiều”.
Bây giờ cha con trên thuận dưới hòa, vượt qua nhiều giai đoạn đói khát, cố vươn lên quyết tâm xây dựng được ngôi thánh đường.
Năm 1943, Cha vội vui mừng thông báo cho giáo dân biết, Ông Lôộc chủ thợ cho biết, còn mười ngày nữa bốn vì nhà thờ xứ sẽ được cất lên, nhưng sau đó năm ngày, giáo dân lại được tin ở nơi Cha xứ một nỗi buồn là: chủ sợ bỏ về Quảng Bình, lý do: Giáo dân ta quá túng cực thiếu tiền công của sợ nên công việc phải dán đoạn, mặc dầu cha xứ hết sức lo toan tính liệu, nhưng khó khan vẫn chồng chất.
Sau đó với sự soi dẫn của ơn trên, ông cha ta đã có đưa ra một sáng kiến là: phải bán hai người ‘ nhiêu’ thời đó ‘ tức hai thanh niên thời nay’, được người hai chục bạc để chạy hào cựu:
“ Ngồi bàn trên lo trước
Lo việc nước việc làng
Vô thuê thợ về làm
Xin đắp nền đi đã
Sức dân ta chở đá
Đưa về đến tại nền
Xin Cha Cả làm lễ bình yên
Thợ trèo lên Trúc Nghiên
Hô cho trai dựng cột
Hô cho làng kéo chạc
Ơn trong làng trong nác
Cho trên thuận dưới hòa
Việc tiền tài sinh ra
Mua cái gì cũng được
Ước như ta cũng ước
Ao như ta cũng ao
Sóng dục với gió dào
Con chiên ngồi khổ sở
Hết thẳng bụi thẳng bờ
Gió nam thời thổi tạt
Bề trên chưa oát nạt
Ngó ngao ngán ngó ngon
Bề trên thương chúng con
Có bốn tường bốn vách
Có mạo diện tiện từ
Chiều dọc đã bảy mươi
Chiều ngang thời bốn tám (thước nam)
Đến tháng 10 năm 1944, Ngôi nhà thờ xứ Dụ Yên Đông được hoàn thành, Cha quản xứ đã ban lại chủ thánh lễ hoàn thành cho cha quản xứ Xuân Sơn, là Cha Phượng công bố chính thức là xứ Đông Yên, Ngài nói:
“ Trước Con chúc mừng cho cha xứ
Sau chúc mừng cho họ chúng con
Đất Eo Kinh đường dài ngàn dặm
Nay mới được hoán cải Đông Yên chính xứ”
Tháng 12 năm 1944, Cha Phước kết thúc quản xứ Đông Yên được bề trên địạ phận thay về xứ Tràng Hải. Đúng thời điểm đó giáo xứ Đông Yên có tám trăm bổn đạo.
Năm 1944 – 1946 Cha Khoa quản xứ.
Gặp phải nạn đói khủng khiếp năm 1945 (Ất dậu) Cha đã cứu đói cho giáo dân mỗi ngày hai bữa cháo.
Từ năm 1946 – 1957, Cha Bường quản xứ.
Ngài tuổi già tám mươi, bề trên cho Ngài hưởng hưu tại quê nhà xứ Đan Sa.
Năm 1957 – 1960, Cha Phêrô Mai Ngọc Phác phụ trách giáo xứ.
Năm 1960 – đầu năm 1971, Cha Phêrô Vũ Văn Giáo quản xứ. Ngài bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh “kết tội” do xảy ra chiến tranh ác liệt với đế quốc Mỹ: cụ thể năm 1966, máy bay Mỹ oanh toạc đánh phá trên lãnh thổ toàn miền bắc Việt Nam, làm hư hỏng một số cơ sở tôn giáo… cụ thể nhà thờ xứ Dinh Cầu và bắn chết Cha Trương Văn Lộc tại nhà xứ Quý Hòa. Sau đó, chính quyền tổ chức buổi mít tinh, toàn giáo dân xứ Đông Yên và mời cha Vũ Văn Giáo tham dự. Chính quyền làm một bản kiến nghị nhằm tố cáo tội ác đế quốc Mỹ bắn phá nhà thờ trên toàn miền bắc Việt Nam. Cụ thể hai nhà thờ ở Bùi Chu- Phát Diệm. Trong buổi mít tinh đó, chính quyền đề nghị cha Vũ Văn Giáo ký vào bản kiến nghị để tố cáo tội ác đế quốc Mỹ. Cha đọc bản kiến nghị đó, cuối cùng Cha đề nghị với chính quyền phải sửa lại mấy chữ thì Ngài mới ký. Cha nói: Cha con chúng tôi đi tham dự mít tinh, nghe chính quyền nói: Nhà thờ Bùi Chu – Phát Diệm bị máy bay Mỹ bắn phá hư hỏng nặng, nhưng chính quyền quyết định không sửa, nên Cha không ký bản kiến nghị đó. Từ đó chính quyền quy và kết tội linh mục Vũ Văn Giáo là một tay phản động. Sau đó chính quyền tổ chức họp dân Đông Yên để kích động, lấy nhiều ý kiến của dân để phản đối cha xứ mình lý do gì tố cáo đế quốc Mỹ mà Cha không ký, giáo dân muôn người như một phản kháng lại cách làm manh động vu khống của chính quyền, đã kéo dài cho đến năm 1969.
Năm 1970, chính quyền Hà Tĩnh đã viết giấy triệu tập không thời hạn với cha xứ. Giáo dân biết ý đồ của chính quyền giữ cha lại không cho đi, từ đó chính quyền tổ chức hàng trăm công an, bộ đội, để bắt gọn Cha Vũ Văn Giáo.
72 ngày đêm bị chính quyền bao vây, nhưng các bà các chị, các em thiếu niên, không quản giá lạnh của tiết “đại hàn” mang bì đay thay áo ấm, thức ăn là giáu khoai non lấy sức chiến đấu, thế mà hang trăm quân đội của chính quyền phải chịu thất bại. Nhờ sự hy sinh cao cả của giáo dân đến nỗi quên cả tết nguyên đán năm 1971, trước sức mạnh đó, chính quyền Hà Tĩnh đã phải đến Tòa Giám Mục giáo phận Vinh để nhờ giải nguy, để đám đông giáo xứ Đông Yên đang bao vây giữ linh mục chung quanh nhà xứ ngày đêm liên tục đọc kinh ồn ào, biết ý định đó Tòa Giám Mục đã biết cách làm của chính quyền thất bại nặng nề. Mà cuộc chiến chính nghĩa của giáo dân xứ Đông Yên đã lừng lẫy khắp địa phận, vậy Tòa Giám Mục về giàn xếp là linh mục Huyền và linh mục Bài, khi hai vị linh mục về tại giáo xứ Đông Yên thì giáo dân không rõ đó là ai? Nên đã xô đẩy các ngài không cho vào nhà xứ. Sau đó giáo dân đã nhận được là hai linh mục liền mở cửa nhà xứ để hai cha vào gặp cha Giáo. Khi gặp xong, cha Huyền mở tất cả cửa nhà xứ, và Ngài mời tất cả bà con giáo dân cũng như cha xứ, vào nhà thờ để nghe vì cha Huyền là đặc phái của Tòa Giám Mục ngài công bố: “ đây là cái sảy nảy cái ung, từ nay cha xứ tự do đi lại dâng lễ hôm sớm cho bà con và xin mời bà con đừng bao vây chung quanh nhà xứ nữa về an tâm sản xuất”.
Đầu năm 1971, bề trên bổ nhiệm cha Vũ Văn Giáo về quản xứ Tịnh Giang: sau đó: chính quyền Hà Tĩnh có thông báo lại cho giáo dân biết: Linh mục Vũ Văn Giáo thay về xứ Tịnh Giang thuộc thị xã Hà Tĩnh chứ không phải là bắt: thế là cuộc bách hại giáo xứ Đông Yên đã kết thúc.
Cũng từ thời điểm đó, giáo xứ Đông Yên đã trở nên điểm nóng, cần được phá tan của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dưới chế độ cộng sản:
Từ năm 1971 – 1979, cha Giuse  Nguyễn Đăng Điền quản xứ. Ngài chuyên lo cho hai phần xác khỏe hồn an, và cách ăn mặc cũng tiến bước theo xã hội, cha dẫn dắt từng lối bước con chiên, kể cả người bệnh nạo tật nguyền, cha lo lắng con chiên lành ‘bỏ cỏ’, đúng thời điểm đó con số giáo dân xứ Đông Yên lên tới 2600 người, nhà thờ không đủ sức chứa, cha phải chui lòn dưới sự áp lực của chính quyền, để được phép cơ nới, cuối cùng chính quyền đã đồng ý, cha xứ quyết định. Nối dài thêm gần một nữa, cha đã đặt cung thánh, bàn thờ ở giữa để có ý thức cộng đồng hơn.
Nghĩ công cha như trời cao biển cả, chúng con nay biết lấy gì để trả nghĩa đền ơn.
Kể công cha như núi Thái Sơn, như nguồn suối Trường Sơn hằng tuôn chảy.
Khi đời sống giáo dân được phát triển cả hai mặt xác hồn thì cũng là lúc chính quyền Nghệ Tĩnh lại muốn bắt cóc cha xứ vào ngày 1 tháng 5 năm 1979.
Sau ba tháng trời: giáo dân đã khó nhọc tìm cha ra tận Hà Nội, gặp thủ tướng chính phủ ‘Phạm Văn Đồng’ cha xứ mới được chính quyền Nghệ Tĩnh trả lại tự do cho đi làm cha phó xứ ‘Quy Chính’, thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh, và miễn cưỡng thỏa hiệp với Tòa Giám Mục sai cha Cao Xuân Hành về quản xứ Đông Yên. Từ năm 1970 – 1984
Năm 1984 – 1991, cha Giuse Hồ Ngọc Bá quản xứ. Nhà thờ bị xuống cấp vì mối mọt cha hướng dẫn giáo dân xin phép khai thác gỗ, cụ thể giáo dân đã khai thác hàng chục khối gỗ các loại mà thực hiện làm nhà thờ bằng cột ống típ, từ đó cha đã cổ vũ giáo dân đóng góp một phần biển để xây dựng nhà thờ mới trong tương lai.
Năm 1991 – 1994, cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Tuệ quản xứ, cha cùng với giáo dân quyết định,làm mới một ngôi nhà thờ tương đối rộng lớn diện tích 1200 mét vuông, cũng đúng thời điểm con số giáo dân lên tới 3346 người, cha và giáo dân lấy ngày 7 tháng 10 “lễ Đức Mẹ Mân Côi” năm 1993 do cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Tuệ đặt viên đá móng.
Năm 1994 – 1998, cha Antôn Phạm Đức Hưởng quản xứ.
Năm 1998 – 2004, cha Phêrô Nguyễn Xuân Quý quản xứ ‘” nhà thờ giáo xứ Đông Yên khánh thành năm 1994 nhưng đến năm 2001 mới trả hết nợ nhà thờ, vì không có nguồn vốn nên giáo dân quyết định vay nợ làm cho xong”.
Cha Quý đã xây trong khuôn viên nhà xứ hai ngôi nhà khu A và khu B, năm 2002 cha vận động giáo dân, đã làm được 4km đường bêtông hóa bịt kín toàn giáo xứ.
Năm 2004 – 2006, cha Phêrô Nguyễn Thái Từ quản xứ. Cha đã xây dựng một ngôi nhà xứ hai lầu với diện tích 1000 mét vuông và một nhà tiếp khách.
Phần 3: Giáo Xứ Đông Yên Bị Tàn Phá
Năm 2006, bề trên địa phận sai tân linh mục An tôn Nguyễn Quang Tuấn về quản xứ, năm 2006 – 2009 cha xứ và giáo dân được bình an.
Năm 2010, cha Nguyễn Quang Tuấn đã bị anh Mai Văn Hoàng công ty Grobest  người xứ Đông Yên, là một doanh nghiệp mua chuộc quyến rũ khi đó: cha Tuấn đã bàn với hội đồng mục vụ giáo xứ gồm bảy người: Trần Ngọc Quý ‘chủ tịch hội đồng’, Mai Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Tọa, Hoàng Đoán, Mai Xuân Toàn, Mai Thanh Tịnh, Mai Xuân Trị cùng với bốn cán bộ thôn trưởng là: Nguyễn Hữu Bảo, Dương Nhiên, Mai Văn Chất, Nguyễn Chân Lý, đồng thời kết hợp với chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh bán giáo xứ Đông Yên:   Cả giáo dân lẫn cả công trình tôn giáo như nhà thờ, hai quảng trường Đức Mẹ, trường giáo lý, quảng trường Thánh Phêrô, nhà ở của hội dòng Bác Ái, các công trình nhà xứ. Và dùng mọi thủ đoạn để mê hoặc giáo dân “là tái định cư của nhà nước”.
Tự in phiếu thăm dò có đóng dấu của giáo hội địa phương.
Dùng đủ mọi hình thức để áp bức những người không đồng tình ủng hộ thể hiện việc làm như sau:
Cụ thể năm 2011, cha Tuấn đã chủ xướng bán giáo xứ Đông Yên cho chính quyền Hà Tĩnh thể hiện: làm đơn lên chính quyền Hà Tĩnh  xin cho giáo dân ĐôngYên đi tái định cư mà không tham khảo qua ý kiến giáo dân, sau một tháng cha cùng ban hành giáo đã tổ chức một cuộc họp vào lúc 7 giờ tối. Có 800 hộ gia đình tham dự, đại diện ban hành giáo là ông Mai Văn Quỳnh đọc công văn của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nội dung công văn là: “nguyện vọng của nhân dân bốn thôn Đông Yên xin di dời tái định cư 2011 – 2012 để sớm ổn định cuộc sống”. tiếp theo đó cha Tuấn đã làm phiếu thăm dò và cốc con dấu của giáo hội vào phiếu, có hai ô đi và không đi, chọn điểm đến. Ban hành giáo đưa đi phát cho từng gia đình, sau bảy ngày thu lại chỉ được ba mươi phần trăm nhất trí đi. Chiều lễ chủ nhật hôm đó cha xứ công bố: “ ai không ký phiếu thăm dò đi tái định cư, là hạng người dê, sói, chống giáo hội, chống Đức Cha, chống cha xứ, ai không ký phiếu thăm dò có con đi tu tôi không chứng nhận giấy”. Để bảo toàn đồng minh cha đã cách chức ba cán bộ xóm, bốn vị hành giáo, bảy thầy cô giáo lý viên, thay vào đó là những người nhất trí đi tái định cư. Còn riêng cán bộ thôn cha Tuấn mời phòng nội vụ về tại nhà xứ bầu lại và đã được kết quả như ý cha muốn.
Suốt ba năm trời cha xứ đã dùng tòa giảng trong thánh lễ chủ nhật, tuyên truyền việc tái định cư thay cho chính quyền. 
Mặt khác, cha còn nói với giáo dân “cứ xây nhà, mua sắm ngư cụ chính quyền sẽ đền bù từ A đến Z họ không đền tôi sẽ đền cho” từ đó giáo dân đã đua nhau xây dựng nhà, mua ngư cụ.
Đến thời gian đo đạc, thì ban hành giáo và hội  đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện Kỳ Anh tiến hành đo đạc, kiểm đếm, cụ thể: ‘ai bỏ tiền phong bì nhiều cho ban đo đạc thì được hưởng nhiều’, kết quả cho thấy: hộ nào tài sản nhà cửa ít thì lại được nhiều tiền, và ngược lại. Chứng minh thế là lợi ích cho một nhóm mà cha Tuấn đã cố công tìm kiếm. Phần ngư cụ phía chính quyền là họ sẽ hỗ trợ cho 70% nhưng sáng lễ chủ nhật tháng 3 năm 2012 cha Tuấn thông báo trở lại: “Ngư cụ của bà con được mấy hào, để cho Tôi đòi cho mỗi khẩu 50 triệu thì hơn”.
Ngày 29 tháng 6 năm 2013, lễ thánh Phêrô quan thầy, cha Tuấn đã thông báo cho giáo dân biết: “Nhà thờ của chúng ta, nhà nước đền bù cho 438 tỷ đồng vn”, nhưng sau đó một tuần, vào ngày chủ nhật cha Tuấn thông báo là: “toàn bộ công trình cơ sở tôn giáo của giáo xứ ta, đền bù chỉ được 29 tỷ 700 triệu đồng”. Đến chủ nhật tiếp theo, cha Tuấn đã đưa quyết định của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp GM giáo phận Vinh, dơ lên cho giáo dân biết: “Đức Cha đã bán dấu đỏ bán nhà thờ, ba quảng trường, trường giáo lý,công trình nhà xứ, đất đai và toàn bộ cơ sở của giáo xứ được 70 tỷ đồng” cha Tuấn đã công bố chiều thứ sáu tuần thánh năm 2013: “Tôi mà ra khỏi giáo xứ Tôi sẽ đọc từng tên những thằng học được mấy chữ. Và khi Tôi đã ra khỏi, Tôi sẽ đạp nát cái giáo xứ này” (đúng như cha Tuấn đã phán cho đến ngày hôm nay 13 tháng 10 năm 2015, giáo xứ Đông Yên chỉ thấy từng đống gạch vụn). Quả thực, Cha Tuấn quản xứ thật khó nhọc biết là dường nào.
Nhưng than ôi!


Post A Comment
  • Blogger Comment using Blogger
  • Facebook Comment using Facebook
  • Disqus Comment using Disqus

Không có nhận xét nào :


three columns

cars

grids

health