Giới thiệu về Huyện Kỳ Anh
.... Trên đường thiên lý Bắc Nam, bạn sẽ bắt gặp một miền quê nằm ở cuối tỉnh Hà Tĩnh có dải Hoành Sơn và Đèo Ngang thơ mộng, với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và đa dạng, rừng, biển, núi, sông và truyền thống văn hóa lâu đời, đó là huyện Kỳ Anh chúng tôi. Nhân dân Kỳ Anh cần cù trong lao động sản xuất, anh dũng trong chống giặc ngoại xâm. Đất và người Kỳ Anh đã đi vào những trang vàng lịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc.
Quê Hương Kỳ Anh |
Vượt qua những năm tháng đói nghèo, Kỳ Anh đang vươn mình ra biển lớn, hội nhập và phát triển . Mảnh đất được ví là chảo lửa, túi mưa nay đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, với những tiềm năng, lợi thế về biển, đất đai, tài nguyên, khoáng sản và nguồn lao động dồi dào, đã và đang được đánh thức. Kỳ Anh nay thực sự đang đứng trước vận hội lớn trên con đường xây dựng phát triển. Khu kinh tế Vũng Áng một trong những khu kinh tế tốp đầu của cả nước được đánh giá cao về sự năng động, nhạy bén, là địa chỉ hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hàng trăm dự án đã và đang được triển khai tại đây, nhiều dự án có tổng mức đầu tư hàng chục tỷ USD như dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của tập đoàn Formosa. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả như: Cầu cảng Vũng Áng số 1, số 2; Tổng kho xăng dầu Vũng Áng, tổng kho khí hoá lỏng Bắc Trung bộ, Nhà máy sản xuất-xuất khẩu dăm gỗ Việt Nhật, Khu Công nghiệp Vũng Áng…
Kỳ Anh có một nền văn hóa lâu đời gắn liền với những thăng trầm của lịch sử Dân tộc, được thiên nhiên ưu đãi cho những danh thắng tuyệt đẹp như Đèo Ngang, bãi biển Kỳ Xuân, bãi biển Kỳ Ninh…Nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng . Có hệ thống khách sạn, nhà hàng đáp ứng nhu cầu của du khách đến tham quan, làm việc . Hệ thống kết cấu hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội đảm bảo Quốc phòng an ninh cũng như phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Huyện Kỳ Anh
Tọa độ: 18°07′35″B 106°15′27″ĐDiện tích 1.054,29 km²
Dân số
Tổng cộng 172.000 người
Mật độ 161 người/km²
Vị trí huyện Kỳ Anh trên bản đồ Việt Nam |
Vùng: Bắc Trung Bộ Việt Nam
Tỉnh: Hà Tĩnh
Huyện lỵ: Thị trấn Kỳ Anh
Trụ sở UBND: Khu phố Hưng Hòa, thị trấn Kỳ Anh
Phân chia hành chính 1 thị trấn và 32 xã
Website: http://kyanh.gov.vn/
Kỳ Anh là một huyện ven biển phía đông nam tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, nơi có dãy Hoành Sơn và Đèo Ngang. Huyện có đường bờ biển dài khoảng 63km, Quốc lộ 1A chạy dọc huyện có chiều dài 56 Km, Quốc lộ 12 nối với cửa khẩu Cha Lo
Vị trí địa lý và tự nhiên
Phía nam và tây nam của huyện giáp tỉnh Quảng Bình, phía bắc và tây bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía đông giáp biển Đông.
Địa hình đồi núi chiếm 74% diện tích, ở phía tây có Động Chúa (545 m), phía nam là dãy Hoành Sơn có đỉnh cao 1.044 m; đồng bằng ven biển hẹp. Có sông Rào Trò chảy qua. Bờ biển dài 63 km, có Khu Kinh Tế Cảng Vũng Áng, có cửa Khẩu, mũi Ròn (230 m), ngoài khơi có Đảo Sơn Dương, hòn Chim.
Lịch sử
Thời nhà Hậu Lê, Kỳ Anh là miền đất phía nam của huyện Kỳ Hoa (gồm huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh hiện nay) thuộc phủ Hà Hoa. Vào năm 1831 - vua Minh mệnh thứ 17 đời nhà Nguyễn, thực hiện cải cách hành chính quy mô toàn quốc, chia cả nước thành 30 tỉnh, tỉnh Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở tách 2 phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An. Năm Bính thân 1836, vua Minh Mệnh ra chiếu dụ chia huyện Kì Hoa thành hai huyện là Hoa Xuyên và Kì Hoa , đến năm 1841 đổi tên thành Cẩm Xuyên và Kì Anh. Từ đó đến nay, huyện Kì Anh được ổn định về địa giới và tên gọi.
Hành chính
Gồm 1 thị trấn Kỳ Anh và 32 xã:
Kỳ Bắc
Kỳ Tiến
Kỳ Xuân
Kỳ Giang
Kỳ Phú
Kỳ Phong
Kỳ Sơn
Kỳ Tây
Kỳ Hợp
Kỳ Lâm
Kỳ Khang
Kỳ Văn
Kỳ Lạc
Kỳ Hà
Kỳ Hưng
Kỳ Hải
Kỳ Châu
Kỳ Tân
Kỳ Hoa
Kỳ Thư
Kỳ Thọ
Kỳ Phương
Kỳ Lợi
Kỳ Liên
Kỳ Ninh
Kỳ Đồng
Kỳ Long
Kỳ Trinh
Kỳ Thịnh
Kỳ Thượng
Kỳ Nam
Kỳ Trung.
Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai: Diện tích tự nhiên 105.429 ha: Đất sản xuất nông nghiệp 23.292 ha; đất lâm nghiệp 54.990 ha (trong đó đất rừng sản xuất 18.097 ha, đất rừng phòng hộ 30.658 ha, đất rừng đặc dụng 6.234 ha) rất phù hợp và thuận lợi cho các dự án trồng rừng như cao su, keo tràm, chè... để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản... Đất phi nông nghiệp 12.061 ha; đất chưa sử dụng 13.859 ha. Tài nguyên khoáng sản: Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nằm rải rác ở nhiều nơi trong huyện. Mỏ Titan chạy dọc theo theo tuyến bờ biển có trử lượng 2.095.452 tấn, đã khai thác được 1.071.651 tấn, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt hàng trăm tỷ đồng; mỏ vàng sa khoáng ở xã Kỳ Sơn và một số xã lân cận có trử lượng 23.666 kg, hiện đang được Tổng Công ty Khoáng sản Thương mại Hà Tĩnh đầu tư khai thác, đem lại giá trị kinh tế cao. Các loại nguyên vật liệu như đá, sỏi, cát... có trử lượng lớn (gồm 745,88 ha núi đá), cung cấp đủ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và KCN Vũng áng. Hệ thống hồ đập: -Hồ Sông Rác: 101 triệu m3 -Hồ Mạc Khê; 4,5 triệu m3 -Hồ đá Cát: 3,3 triệu m3 -Hồ Kim Sơn: 17 triệu m3 -Đập Tràn sông trí: 2,8 triệu m3 -Hồ mộc Hương: 2,8 triệu m3 -Hồ Tàu Voi; 17 triệu m3 Hiện đang tiến hành xây dựng hồ chứa nước Thượng nguồn Sông trí, khảo sát xây dựng hồ chứa nước Rào trổ để cung cấp nước cho Khu kinh tế Vũng áng . Và hàng trăm hồ đập nhỏ khác trên địa bàn . Huyện có Trung tâm cấp nước sạch phục vụ nước sinh hoạt cho Thị trấn và các xã lân cận với công suất 3000m3/ngày đêm.Kết cấu hạ tầng
-Hệ thống điện: 100% xã có điện lưới quốc gia -Hệ thống giao thông: Kỳ Anh có hơn 50 km quốc lộ 1A chạy qua huyện, có quốc lộ 12 nối cảng Vũng áng và cửa khẩu Cha lo, Hệ thống đường nội huyện có gần 200km đường được rả nhựa, 315 km đường cấp phối, 49 km đường đá dăm và 1.254 đường loại khác, có 35 km đường sông, kênh đào, có cảng nước sâu Vũng áng, Sơn Dương -Hệ thống trường học: Kỳ Anh có 34 trường mầm non có 8 trường đạt chuẩn quốc gia; 38 trường Tiểu học 100% đạt chuẩn quốc gia; 27 trường THCS với 7 trường đạt chuẩn quốc gia, trường THCS Kỳ Tân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới ; Có 5 trường THPT trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia . -Trạm Y tế: Có 33 trạm y tế của các xã, thị trấn trong đó có 18 trạm đạt chuẩn quốc gia . -Có Khu công nghiệp Vũng Áng I ở Kỳ Thịnh thuộc Khu kinh tế Vũng áng, 01Cụm CN-TTCN Thị trấn Kỳ Anh.Người Kỳ Anh
Kỳ Anh là quê hương của Đình nguyên Bảng nhãn Lê Quảng Chí và Tiến sĩ Lê Quảng Ý đời Nhà Lê; Hoàng giáp Lê Tuấn (Kinh lược xứ Bắc Kỳ, Thương thư Bộ Hình, Chánh sứ, triều Nguyễn); Đội Cung (Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Đô Lương); Mai Lão Bạng- chí sĩ cách mạng.
Ngày nay có: Doanh nhân, tỷ phú đô-la Trần Đình Trường, Anh hùng Vương Đình Nhỏ; Anh hùng phá bom Đặng Đình Ghí; Thiếu tướng Trần Công Mân nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân; Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh (nguyên Tổng biên tập báo Tiền phong); nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Ký.
Di tích và danh thắng
Thắng cảnh Đèo Ngang, Hoành Sơn Quan.
Đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu ở xã Kỳ Ninh.
Đền Phương Giai ở xã Kỳ Bắc
Đền thờ Lê Quảng Ý và Lê Quảng Chí: Danh nhân văn hóa thế kỷ 15.
Đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh ở chân Đèo Ngang, xã Kỳ Nam
Lễ hội truyền thống
Lễ hội đền Chế Thắng phu nhân và tục dâng bánh chưng thờ ngày Tết ở đền Hải Khẩu, Kỳ Ninh, Kỳ Anh vào ngày 12 tháng 2 âm lịch
Lễ hội bơi thuyền ở xã Kỳ Ninh được tổ chức vào mùa Xuân
Lễ hội Thi nấu cơm ở Long Trì, Tuần Tượng(Thông tin chưa chính xác)
Làng nghề
Làng nghề làm nón tại xã Kỳ Thư, Làng nghề làm muối ở Kỳ Hà, Làng nghề nước mắm ở Kỳ Ninh
Hội Đồng Hương Kỳ Anh (tổng hợp)
Post A Comment
Không có nhận xét nào :