technology

business

Cần phải kiện Formosa, chứ không phải cúi đầu nhận tiền là xong!

Người Kỳ Anh - Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) khẳng định, đã tìm được lỗi của Formosa thì cần phải truy tố chứ không phải cúi đầu nhận lỗi là thôi. Lỗi đó chỉ xử lý hành chính là chưa đủ.





Xem lại câu “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”
Nói về quá trình điều tra vụ việc ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, ông Nguyễn Anh Trí cho biết, Chính phủ đã rất quyết liệt và bình tĩnh với thái độ khôn ngoan, khoa học để tìm ra nguyên nhân. Người dân cũng tương đối tin tưởng vào điều đó.
Theo báo cáo của Chính phủ, Việt Nam đã buộc Formosa phải thừa nhận 53 sai phạm hành chính và sắp tới đây cơ quan chức năng sẽ tiến hành phạt tiền và yêu cầu khắc phục hậu quả. Ông Nguyễn Anh Trí cho rằng, bây giờ đã tìm được lỗi của Formosa thì cần phải truy tố chứ không phải cúi đầu nhận lỗi là thôi. Lỗi đó chỉ xử lý hành chính là chưa đủ. Thủ tướng đã nói rồi, cần phải xử lý nghiêm.
Theo ông Trí, trong truy tố thì có một việc cần lưu ý. Formosa thừa biết đã thải ra chất gì, hàm lượng bao nhiêu, độc tố thế nào, tác hại ra sao… nhưng vẫn không nhận lỗi ngay từ đầu, quanh cho chối tội. Đây là một tình tiết tăng nặng vì ngoan cố, biết có lỗi mà vẫn không nhận.
“Đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp biết lỗi và chịu nhận lỗi, có thế thì chúng ta mới nên tha thứ. Đằng này sự việc gây dậy sóng trong nhân dân một thời gian quá dài với biết bao nỗ lực điều tra mới chịu nhận thì không thể tha thứ được”, ông Trí nói.
Theo ông Hà Sỹ Đồng, đại biểu tỉnh Quảng Trị, cần tìm ra trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan một cách nhanh chóng. Đồng thời rà soát lại hệ thống pháp luật để ngăn chặn ngay từ ban đầu những nhà đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường.

“Việc xử lý cần tiến hành nghiêm đối với cả những người đã không còn đương chức”, ông Đồng cho biết.
Đại biểu của tỉnh Quảng Bình Trần Công Thuật cũng bày tỏ: Câu nói “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chaỵ lại” cần phải hiểu như thế nào cho đúng trong trường hợp Formosa cũng là điều cần phải giải đáp”, ông Thuật nói. Đại biểu này cũng thẳng thắn cho rằng: “Đúng là chúng ta cần tôm cá, cần cả thép nhưng có cần Formosa hay không thì lại là chuyện khác”.
Theo ông Thuật, báo cáo không nói rõ Formosa là ai, cổ đông gồm những nước nào, công ty Trung Quốc chiếm bao nhiêu phần trăm, Formosa có kinh nghiệm làm thép hay không…

Cơ sở nào cho 500 triệu USD đền bù?
Việc đền bù cũng là điều ông Nguyễn Anh Trí đang rất băn khoăn. Ông Trí cho biết mình không bàn đến con số 500 triệu USD là ít hay nhiều mà chỉ chỉ băn khoăn về cơ sở nào để đưa ra con số đền bù đó. Sự tổn hại về vật chất tại thời điểm này và tương lai ra sao? Những thiệt hại về đời sống, kinh tế, về an ninh, chính trị… rất nhiều chứ sao lại ngã giá nhanh như vậy, ngã giá đồng thời với lúc tìm ra nguyên nhân?
“Tôi nhấn mạnh là không bàn việc con số 500 triệu USD ít hay nhiều, người dân cần một cơ sở công minh, đàng hoàng để đưa ra con số đó”, ông Trí nói.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí
Đại biểu của tỉnh Quảng Trị - một trong những tỉnh bị thiệt hại trong vụ Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường, ông Hà Sỹ Đồng nói rõ sự bất bình. Ông Đồng cho biết, báo cáo của Chính phủ đã nêu con số thiệt hại, nhưng tổng thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, vô tình và hữu hình đến kinh tế, môi trường, hệ sinh thái cần phải rất nhiều năm mới có thể khắc phục được.
“Chúng tôi có thể nói rằng đời sống người dân trên địa bàn 4 tỉnh bị thiệt hại rất khó khăn vì không thể ra khơi bám biển, không tiêu thụ được cá, các khách sạn, công ty lữ hành cũng hoàn toàn bị ngưng trệ vì lượng khách đến Quảng trị không bằng 1/10 năm ngoái. Phạm vi ảnh hưởng lớn nên tôi đề nghị mở rộng phạm vi thống kê đối tượng thiệt hại”, ông Đồng cho hay.
Nhiệm vụ sắp tới, theo ông Đồng là cần giám sát chặt hoạt động của Công ty Formosa để công ty này không gây thiệt hại trong tương lại. Có giải pháp để công bố ngư trường an toàn, môi trường biển nhanh chóng cho người dân được biết.
Ông Nguyễn Anh Trí cũng khuyến cáo, việc biển tắm được chưa, cá ăn được chưa cần phải được điều tra kỹ lưỡng về mặt khoa học. Nên có một cơ quan khoa học chính thức chịu trách nhiệm trả lời dựa trên một quá trình điều tra, xét nghiệm liên tục và lâu dài, tùy từng vùng cụ thể chứ không thể nói chung chung.
“Nhà nước cần xem sự cố Formosa là hết sức nghiêm trọng và là bài học đau đớn”, ông Trí bày tỏ.
Cũng tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cũng bày tỏ việc cần thiết phải hoàn thiện các quy định về môi trường trong đầu tư. Cử tri yêu cầu không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, không đánh đổi tương lai lấy hiện tại.
Trí Lâm

VÀ ÔNG CÓ MỘT PHIẾU CỦA TÔI
Ông, đại biểu thứ hai
Đã được tôi bỏ phiếu
Tôi muốn người có tâm
Sẽ ngồi ghế đại biểu.

Tôi thích vì ông nói 
Phải kiện Formosa
Chứ không thể xin lỗi
Cúi đầu là cười xoà.

Đừng đợi như biển đảo
Ngồi nhìn Philippines
Họ kiện, mình không dám
Cấm cả dân biểu tình.

Formosa bị đuổi
Khắp thế giới chạy dài
Mình ngu tham ôm nó
Nó khinh, chơi trên tay.

Giờ mình xác định nó
Gây tội giết biển xanh
Thì phải lôi cổ nó
Ra toà sớm cho nhanh.

Còn "trong nhà", lôi cổ
Bất kể to nhỏ gì
Nghỉ hưu hay đương chức
Bắt hết và xử đi.

Đếch có chuyện "đáng tiếc"
"Nhận trách nhiệm" là xong
Hay "khiển trách", "cảnh cáo"
Như là phủi vào mông!

29/07/2016. Nguyễn Hữu Thao.
Post A Comment
  • Blogger Comment using Blogger
  • Facebook Comment using Facebook
  • Disqus Comment using Disqus

Không có nhận xét nào :


three columns

cars

grids

health