technology

business

Kiểm tra Formosa: đụng đâu sai đó (Bài bị gỡ trên báo Tuổi Trẻ)




TTO - Gần 20.000 hóa đơn không đúng quy định, giấy tờ chứng minh nhập khẩu chưa đầy đủ, khai khống giá trị hàng hóa nhập khẩu… là những sai phạm của Formosa trong những lần kiểm tra ba năm trở lại đây.

Ba tháng đầu năm 2016, Formosa xả 931.830m3 nước thải ra biển - Ảnh chụp màn hình.



Kết quả kiểm tra là cơ quan thuế đã truy thu, truy hoàn hơn 1.900 tỉ đồng tiền hoàn thuế Formosa.

Theo thông tin từ cơ quan thuế Hà Tĩnh, từ năm 2013 đến nay, cứ kiểm tra thuế, hải quan tại Công ty Formosa là phát hiện sai phạm.
Cụ thể, đợt kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) mới đây nhất là vào cuối tháng 2 năm nay, cơ quan thuế phát hiện 19.497 hóa đơn của Formosa đưa vào khấu trừ và hoàn thuế không đúng quy định. Do đó, công ty này đã bị thu hồi 1.554,4 tỉ đồng.
Đợt kiểm tra sau hoàn thuế GTGT các kỳ từ tháng 8 đến tháng 12-2013, cơ quan thuế đã truy thu 176,3 tỉ đồng thuế nhà thầu nước ngoài do hợp đồng nhập khẩu kèm theo dịch vụ chưa được kê khai đầy đủ. Đồng thời, Formosa còn bị truy hoàn 7,6 tỉ đồng thuế GTGT do tại thời điểm kiểm tra, công ty không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Kết quả kiểm tra hoàn thuế trong tháng 5-2015, cơ quan thuế cũng đã phát hiện Formosa nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài và nâng giá trị hàng hóa nhập khẩu thi công công trình.
Theo đó, cơ quan thuế đề nghị Formosa giảm giá trị công trình hơn 4.000 tỉ đồng và thu hồi số tiền thuế đã hoàn 225 tỉ đồng.
Chính vì một loạt sai phạm như trên nên chính sách hoàn thuế đối với Formosa được siết lại, thay vì hoàn trước - kiểm sau, từ năm 2013 cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra trước - hoàn thuế.
Ngoài sai phạm về thuế, Công ty Formosa còn sai phạm về hải quan. Theo báo cáo của Cục Hải quan Hà Tĩnh, Formosa đã khai báo không trung thực về trị giá thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định.
Cụ thể, công ty này có tiền lệ nâng khống giá thiết bị nhập khẩu khiến trị giá hóa đơn của DN xuất nhập khẩu tại chỗ thấp hơn so với trị giá hóa đơn của nhà thầu nước ngoài phát hành lên hơn 4 lần, chênh lệch tới 1,071 triệu USD.
Chi cục Hải quan Vũng Áng phát hiện và yêu cầu DN cung cấp hồ sơ, chứng từ giải trình. Tuy nhiên, Formosa đề nghị hủy tờ khai của nhà thầu nước ngoài để thuê DN khác mở tờ khai mới, có giá trị hàng hóa là 470.690 USD, thấp hơn so với trị giá hóa đơn nhà thầu nước ngoài là gần 950.000 USD).
“Mục đích của Formosa khi nâng khống giá trị thiết bị đầu tư 
công trình là để khấu hao. Như vậy, DN sẽ lỗ liên miênkhông phải nộp thuế thu nhập DN. Đây là một cách trốn thuế, thực tế là DN lỗ giả mà lãi thật” - đại diện cơ quan thuế khẳng định.

Mặt khác, theo thanh tra Tổng cục Thuế, nhìn vào giấy phép

đầu tư của công ty này cho thấy có gì không bình thường. Chỉ trong 8 năm có mặt ở VN, Formosa thay đổi giấy chứng nhận đầu tư đến 14 lần. Nhưng số vốn đầu tư tăng lên rất nhanh, từ 2,7 tỉ USD khi đặt chân vào VN năm 2008, sau đó 2 năm thì tăng lên hơn 7,8 tỉ USD, và đến giữa năm 2015 tăng lên trên 10,5 tỉ USD.
Việc điều chỉnh giá trị vốn đầu tư đặt ra nghi vấn là Formosa có thể điều chỉnh giá trị thật, nhưng cũng có thể điều chỉnh một phần qua việc tự nâng khống giá trị công trình lên thông qua các nhà thầu nước ngoài?

Vốn đầu tư liên tục biến động:

- Giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu tháng 6-2008 có 6 thành viên góp vốn với tổng mức đầu tư là 2,7 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 ngày 29-3-2010 có 7 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 7,879 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 6 ngày 27-12-2012 có 8 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 12 ngày 20-4-2015 chuyển thành công ty TNHH một thành viên góp vốn là Công ty Formosa Ha Tinh Limited với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.
- Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 14 ngày 30-6-2015 một thành viên góp vốn là Công ty P Formosa Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư là 10,548 tỉ USD.

-----------
CÒN ĐÂU CHỦ QUYỀN QUỐC GIA


"Kiểm tra Formosa: đụng đâu sai đó", bài đăng lên và bị gỡ ngay sau đó của báo Tuổi Trẻ hôm qua.

Dù sao cũng cảm ơn Tuổi Trẻ đã làm hết sức có thể để những thông tin như trên được đến với độc giả, dù bằng một cách hết sức khó khăn.

Tới đây thì chúng ta chẳng cần bất kỳ giấy tờ văn bản nào cũng có thể khẳng định Formosa là một lãnh địa riêng trên đất nước chúng ta:

- Các đoàn thanh tra chuyên ngành không được tự ý kiểm tra khu công nghiệp của nó;

- Tin nhắn điện thoại của chúng ta không được nhắc đến tên nó;

- Báo chí của đất nước chúng ta không được đề cập tới vi phạm của nó;

Xem thêm: KHU CÔNG NGHIỆP VŨNG ÁNG - FORMOSA THÀNH KHU TỰ TRỊ!?


Ai, tổ chức nào đã rước một công ty tai tiếng hàng đầu thế giới về gây ô nhiễm môi trường, băng hoại đạo đức cộng đồng về đất nước của chúng ta rồi cấp cho nó một lãnh địa bất khả xâm phạm, nâng nó lên trên bàn thờ của sự cấm kỵ không ai được phép nói đến như thế này?

Ai, tổ chức nào? Vì sao lại làm như vậy?

Bài trên Tuổi Trẻ đã bị xoá, chỉ còn bản cache trên google. Link bản sao


Formosa Hà Tĩnh lại bị truy thu 225 tỷ đồng tiền thuế. Nói chung làm ăn lèm nhèm quá, cũng không sống nổi ở VN đâu, cho dù có được ai đó che chở. Bình luận trên Fb Báo Dân Trí.


Truy thu 225 tỉ đồng tiền thuế của Formosa Hà Tĩnh

Thanh tra Tổng cục Thuế vừa quyết định truy thu 225 tỉ đồng tiền thuế của Cty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Phía Cty này cũng đã nộp tiền nhưng đang khiếu nại với quyết định nói trên. Ngành Hải quan Hà Tĩnh cũng vừa phát hiện FHS khai nâng giá trị hàng nhập khẩu lên hàng trăm ngàn USD với nghi vấn để giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngày 25.5, ông Nguyễn Ngọc Du - Trưởng phòng Kiểm tra thuế 1 (Cục Thuế Hà Tĩnh) - cho biết, Tổng cục Thuế Việt Nam vừa có quyết định truy thu 225 tỉ đồng tiền thuế của Cty Formosa Hà Tĩnh. Phía Cty FHS cũng đã nộp khoản tiền này. Tuy nhiên, hiện FHS đang khiếu nại với quyết định truy thu 225 tỉ đồng đó. Đến thời điểm này, Tổng cục Thuế vẫn chưa trả lời về việc khiếu nại của FHS.


Nguyên nhân của việc truy thu 225 tỉ đồng của FHS mà Tổng cục Thuế đưa ra, theo ông Du là do Tổng cục Thuế căn cứ vào hồ sơ xây dựng của FHS thiếu, quá hạn và không chấp nhận hợp đồng gia hạn. Họ căn cứ theo văn bản hướng dẫn Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng nên quyết định truy thu 225 tỉ đồng tiền thuế GTGT của FHS. Theo ông Du, “Tóm lại, nguyên nhân truy thu do hồ sơ gia hạn không đúng với hồ sơ ban đầu”.

Ông Đinh Nho Hậu - Cục trưởng Cục Thuế Hà Tĩnh - thông tin việc Tổng cục Thuế truy thu 225 tỉ đồng của FHS có 3 nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân cơ bản là liên quan đến xây dựng vì có 2 hợp đồng thời gian gia hạn quá thời hạn của hợp đồng chính nên Tổng cục Thuế không chấp nhận. “Tóm lại, trên nói cái này không có khối lượng, hóa đơn chậm. Còn Formosa nói cái này có khối lượng, có hóa đơn nhưng hóa đơn chậm. Cơ quan thuế truy thu vì khẳng định theo quy định hiện hành, việc chậm này không được hoàn thuế” - ông Hậu nói.

Liên quan đến thông tin gần 20.000 hóa đơn hoàn thuế sai quy định của FHS, ông Du - cho rằng, thông tin này Cục Thuế Hà Tĩnh không rõ. Vì liên quan đến những hóa đơn đó luật quy định không gửi bảng kê, mà không gửi bảng kê thì không biết hóa đơn. Cái đó trong luật quản lý thuế, đơn vị tự rà soát rồi hỏi Bộ Tài chính. Còn Cục Thuế không nắm được.

Khai nâng giá trị hàng nhập khẩu để giảm nộp thuế thu nhập DN?

Theo báo cáo của Cục Hải quan Hà Tĩnh tại văn bản số 54, ngày 13.1.2015, nêu rõ: Thời gian qua, Cty FHS đã tiến hành nhập khẩu rất nhiều hàng hóa là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, phục vụ các hạng mục của Dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương. Tuy nhiên, có một số tờ khai Cty đã khai báo giá trị hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với giá trị đã được đăng ký trong danh mục miễn thuế.

Ví dụ tại tờ khai ngày 7.10.2014, Cty FHS nhập khẩu bộ phận của “Vỏ của thiết bị lọc bụi trọng lực, lắp đặt dạng tháo rời” với giá trị 1.633.656,01 USD. Trong khi giá trị của thiết bị này Cty khai báo khi đăng ký danh mục miễn thuế là 1.479.131,34 USD.

Văn bản tiếp tục nêu, Cty TNHH Tiếp vận SAS Vũng Áng là doanh nghiệp khai thuế cho Cty FHS, mở tờ khai ngày 29.10.2014 tại Chi cục Hải quan CK Cảng Vũng Áng theo loại hình XNK tại chỗ, nhập khẩu hàng hóa là máy móc thiết bị cho FHS. Qua kiểm tra chi tiết hồ sơ, phát hiện có sự chênh lệch lớn giữa giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn GTGT do doanh nghiệp XNK tại chỗ lập là 148.659,35 USD và giá trị ghi trên hóa đơn thương mại của
thương nhân nước ngoài phát hành là 1.420.656 USD. Chi cục Hải quan Cảng Vũng Áng đã đề nghị người khai hải quan bổ sung chứng từ.

Tuy nhiên, do quá thời hạn 15 ngày, doanh nghiệp đã đề nghị hủy tờ khai theo quy định và chưa bổ sung được các chứng từ để chứng minh theo yêu cầu. Sau đó, Cty Nam Dương khai thuế cho FHS đã mở tờ khai mới cho lô hàng nói trên vào ngày 28.11.2014 với giá trị hàng hóa là 170.690 USD.

Nhìn nhận về việc FHS khai nâng giá trị đầu vào của hàng hóa nhập khẩu, ngày 25.5, ông Phạm Tiến Thành - Trưởng phòng Nghiệp vụ Cục Hải quan Hà Tĩnh - cho rằng, điều đó khiến nghi vấn đầu tiên xảy ra là FHS hướng đến mục đích giảm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng có thể nghi vấn việc nâng giá tài sản cố định lên cao để thuận lợi khi vay ngân hàng với số tiền lớn.

Cũng theo ông Thành, ngày 28.4, Tổng cục Hải quan đã quyết định truy thu 5,487 tỉ đồng tiền thuế của Cty FHS vì khi nhập khẩu mặt hàng kết cấu thép tiền chế dạng tháp và các bộ phận rời kèm theo dùng để lắp ghép nhà xưởng, Cty FHS đã kê khai, áp mã chưa đúng với quy định hiện hành, dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Theo Trần Tuấn
Lao động/Dân trí



TIN BÀI LIÊN QUAN:



  • KỲ ANH ƠI ! QUẶN ĐAU TỪNG KHÚC RUỘT
  • CÁ CHẾT, BIỂN CHẾT VÀ ...IM LẶNG
  • FORMOSA PHẢI CHỌN 1 TRONG 2 : ĐỂ TÔM CÁ SỐNG ĐƯỢC HOẶC HỦY DỰ ÁN
  • NUỐT CĂM HỜN VŨNG ÁNG ĐỨNG LÊN EM!
  • FMS, DỰ ÁN KHÔNG THỂ BỊ THU HỒI TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP
  • ĐỪNG ĐỨNG NHÌN BIỂN CHẾT OAN KHIÊN
  • IM LẶNG LÀ CÓ TỘI VỚI DÂN!
  • SAO NGƯỜI VIỆT KHÔNG PHẢN ĐỐI? - Thảm họa vịnh Minamata ở Nhật
  • THẦN TƯỢNG FORMOSA
  • CÁ CHẾT NHƯNG THẢM HOẠ THỰC SỰ CÒN CHƯA XẢY RA!
  • NHẬT KÝ CÁ CHẾT, TRONG LÚC CHỜ ĐỢI
  • VĂN TẾ THẬP LOẠI CÁ TÔM
  • TÔI LÀ MỘT TRẠM QUAN TRẮC KHÔNG KHÍ - Tường trình từ Formosa Đài Loan





    • Post A Comment
      • Blogger Comment using Blogger
      • Facebook Comment using Facebook
      • Disqus Comment using Disqus

      Không có nhận xét nào :


      three columns

      cars

      grids

      health