CÁ CHẾT NHƯNG THẢM HOẠ THỰC SỰ CÒN CHƯA XẢY RA!
Formosa mới vào hoạt động.
Nước thải phần tư ra biển Đông
Tôm cá đã chết như ngả rạ.
Xả hết công suất chắc diệt vong!?
Nước thải phần tư ra biển Đông
Tôm cá đã chết như ngả rạ.
Xả hết công suất chắc diệt vong!?
Môi trường, bản chất là an ninh quốc gia. Hàng triệu ngư dân Miền Trung vốn mưu sinh bằng nghề đánh bắt hải sản sẽ không còn kế sinh nhai, nhất là khi họ không có điều kiện đóng tàu lớn để xa khơi… “Nhàn cư vi bất thiện” sẽ phát tác!?Cá chết, đồng bằng bị hủy hoại suy cho cùng chỉ là “hiện tượng”, còn “bản chất” vấn đề là an ninh quốc gia bị đe dọa. Thực tế cho thấy các cuộc đấu tranh ngày nay không chỉ là súng đạn mà mối nguy lớn hơn là chuyện phá hoại kinh tế, phá hoại môi trường sống, gây bất ổn nội bộ, làm suy giảm lòng tin của dân với Nhà nước, kích thích quá trình tự diễn biến, tự chuyển hóa…Câu hỏi món nợ tương lai ai sẽ trả? - Không ai ngoài thế hệ tương lai - con cháu chúng ta - sẽ còng lưng trả món nợ này.Báo Thanh Niên
Trước hết, qua những thông tin mà chúng ta có được, có thể khẳng định : Formosa là “nguồn nguy hiểm cao độ” trong tai hoạ cá chết trắng Biển Đông của chúng ta, tuy vậy, việc xác định “thủ phạm chính” sẽ phức tạp hơn nhiều bởi sự đa đoan pháp lý và cách điều hành của Nhà nước CHXNCH Việt Nam.
Nhát dao mà Formosa hạ thủ vào “khúc ruột Miền Trung” đã làm cả nước ta trọng thương và hiện nay hiệu ứng DOMINO của nó đang phát tác, có nguy cơ làm thay đổi nhiều vấn đề lớn trong kinh tế và xã hội ta hiện nay.
Tôi cho rằng :
Chắc chắn đó không phải là nhát dao đầu tiên.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là : Tại sao lần này Formosa lại ra đòn nặng tay như vậy ? Trong khi đó mới chỉ là sự “súc rửa đường ống định kỳ” trong giai đoạn chuẩn bị khánh thành nhà máy thép. Khi Nhà máy chính thức đi vào hoạt động thì khối lượng nước thải được xả ra sẽ lớn hơn gấp bội thì hậu hoạ sẽ khủng khiếp đến cỡ nào nữa ?
Bản chất sự việc nằm ở đâu ?
Chúng ta hãy xem xét sự kiện này ở 3 góc độ :
- Góc độ Kinh tế - Chính trị.
- Góc độ Giải pháp – kỹ thuật.
- Góc độ Quy chuẩn – pháp lý.
1/ Góc độ Kinh tế - Chính trị.
Nhiều ý kiến trên mạng xã hội đã nêu ra luận cứ rằng :
“a”- Sự “ưu ái” trên mức bình thường của Chính phủ và chính quyền Địa phương dành cho Formosa từ khâu cấp phép, cho thuê đất cho tới khi “thảm hoạ” cá chết xảy ra.
“b”- Formosa thực chất là DN Trung Quốc.
“c”- Trung Quốc coi Vũng áng – Hà Tĩnh là một “căn cứ” quân sự chiến lược trong ván bài Biển Đông.
“d”- Trung Quốc chủ trương đầu độc dân tộc Việt Nam nhằm giảm/tê liệt sức kháng cự của Việt Nam.
Từ đó kết luận : Formosa là một con bài, một bước đi trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông của nhà nước Trung Hoa.
2/ Giải pháp – Kỹ thuật.
Có người nêu rằng có vấn đề “trục trặc kỹ thuật” xảy ra chăng ?
Có thể thẳng thừng loại bỏ ý kiến này, bởi với một tập đoàn hùng mạnh và chuyên nghiệp như Formosa, giải pháp kỹ thuật đối với họ chỉ là chuyện “nhỏ như cái móng tay”.
Vậy, còn lại là khía cạnh pháp lý của sự kiện.
3/ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, dù là hết sức chậm chạp, về chuyện Biển và Thép, chúng ta cũng đã có các Văn bản Quy phạm pháp luật, đó là :
- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển : QCVN 10-MT: 2015/BTNMT ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2015.
- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2013.
Đối với Dự án Formosa, Bộ TNMT cũng đã cấp giấy phép xả thải :
Giấy phép xả thải số 3215/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho Formosa do Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai ký ngày 11-12-2015.
“Theo giấy phép này, nước thải công nghiệp sau xử lý được phép xả ra môi trường, (trường hợp Formosa là biển ven bờ vịnh Sơn Dương, xã Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và các thông số giới hạn nồng độ chất ô nhiễm được tính toán dựa trên Quy chuẩn QCVN 52: 2013/BTNMT (Điều 2) như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Cmax là nồng độ tối đa cho phép.
C là giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo cột B (khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).
Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải, trường hợp này là vịnh Sơn Dương và Bộ TNMT đã sử dụng hệ số 1,3 cho vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh, thể thao và giải trí dưới nước.
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải.
Formosa là một đại Dự án, với quy mô xả thải đăng ký để cấp phép lên tới 45.000m3/ngày đêm, nó đương nhiên là giá trị >5000m3/ngày đêm theo quy chuẩn, nhưng gấp tới 9 lần.
Kết quả tính toán cho giấy phép xả thải Formosa đã được cấp, cụ thể là:
+ Nhiệt độ nước xả thải < 40 độ C;
+ Độ pH trong khoảng 5,5-9;
+ Chất rắn lơ lửng : 117mg/l;
+ Tổng dầu mỡ khoảng 11,7mg/l;
+ Tổng phenol : 0,585mg/l;
+ Tổng xyanua : 0,585mg/l;
+ Ni tơ : 70,2mg/l;
+ Thủy ngân : 0,0117mg/l.
Công suất xả thải tối đa được phép: 45.000m3/ngày đêm.
Như vậy, thì Formosa được phép xả nước thải ra vịnh Sơn Dương với hàm lượng :
+ Xyanua cao gấp 58,5 lần so với giá trị giới hạn của nước biển theo Quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT.
+ Cadimi, Crom 6+ : vượt quá 11,7 lần,
+ Thủy ngân : 2,34 lần,
+ Tổng Phenol : 19,5 lần,
+ Tổng dầu mỡ : khoảng 23,4 lần.
Và, thật không thể hiểu nổi, điều này lại phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT !.
Và, một điều càng khó hiểu hơn nữa, rằng, với hàm lượng đó, nếu Formosa xả ra biển đúng quy định thì vẫn có thể gây chết hầu hết các loài thủy sinh xung quanh luồng nước thải (đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn đúng quy định trên) đi qua”. (Theo Kỹ sư Phạm Hồng Phong). Chu Xuân Phàm đã có lý khi yêu cầu người Việt chọn “Cá hay Thép” !
Như vậy là đã rõ. Tình hình sẽ tiến triển tiếp theo là :
1/ Theo báo Tuổi trẻ, sau khi có giấy phép xả thải, trong Quý 1/2016, Fomorsa đã xả 931.830 m3 nước thải ra biển, bình quân 10.000m3/ngày đêm, nghĩa là Formosa mới chỉ xả thải chưa đến 1/4 công suất tối đa được phép (45.000m3/ngày đêm) và đó mới chỉ là giai đoạn khởi động, xúc rửa đường ống. Khi Formosa chính thức đi vào hoạt động với công suất tối đa và chỉ với hàm lượng theo như giấy phép, có thể dự báo thảm họa môi trường sẽ kéo dài đến Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu thậm chí đến Cà Mau, lan sang Vịnh Thái Lan là điều có thể dự đoán được. Dù họ hoàn toàn theo đúng các Quy chuẩn Việt Nam. Nếu dòng hải lưu biển Đông đổi chiều vào mùa hè thì Vịnh bắc Bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng, cá chết sẽ lan ra Móng Cái, khắp Vịnh Bắc Bộ, tiến lên bờ Biển Trung Hoa đại lục… Như vậy, đâu chỉ 3,200 km bờ biển với một triệu km2 biển của ta chịu tai hoạ.
Đó sẽ thực sự là một thảm họa kinh hoàng. Nền kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn sụp đổ !. Đó là trường hợp Formosa thực hiện đúng Giấy phép ! Còn nếu họ gian dối thì thảm hoạ sẽ tới mau hơn bất cứ sự tưởng tượng tiêu cực nào. Vừa qua, cả các loại thuỷ sinh tầng đáy chết hàng loạt cho phép ta nghĩ tới chúng đã bị nhiễm độc kim loại nặng.
2/ Nếu Nhà nước không xử lý kịp thời, mà phải rất nhanh, thì tai hoạ ập xuống nhãn tiền :
+ Tất cả các ngành liên quan tới Biển (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thuỷ hải sản, làm nước mắm, mắm các loại…) sẽ phá sản đầu tiên.
+ Ngành dịch vụ du lịch, ăn uống, khách sạn sẽ điêu đứng tức thì.
+ Các ngành như vận tải biển, hàng không, đường bộ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sự việc dường như chỉ mới bắt đầu…
3/ Nhát dao Formosa đã giết chết ngư dân, tiếp tới sẽ là các doanh nghiệp liên quan…gây ra sự thất nghiệp, phá sản, đói nghèo của hàng chục triệu người. Họ sẽ kêu ai, nếu không phải là Đảng và Nhà nước ? Hỗn loạn xã hội sẽ không thể kiểm soát – vấn đề là bản thân những “đồng chí” đang “công tác” trong lực lượng vũ trang và gia đình họ cũng chịu chung số phận với nhân dân, dẫn tới tình trạng “Bất hợp tác” với Đảng và Nhà nước – thì sự sụp đổ của một chính thể là điều có thể thấy trước.
Đó không còn là Khủng hoảng, Thảm hoạ môi trường nữa.
Quan sát động thái của Chính phủ và Chính quyền địa phương từ khi xảy ra “Sự kiện Formosa” thì thấy rằng :
Họ đã phản ứng với tình huống quá chậm chạp và hết sức thiếu chuyên nghiệp :
+ Có vẻ như họ muốn bưng bít thông tin về “sự thật Formosa” : Thợ lặn Nguyễn Xuân Thành – Người phát hiện đường ống xả thải – phải di dời khỏi địa phương một cách khó hiểu; Những động thái trấn an dư luận của lãnh đạo Bộ TNMT, lãnh đạo Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng vừa lố bịch vừa ấu trĩ càng làm cho sự nghi nghờ và căm ghét của nhân dân tăng thêm.
+ Ngày 01/5/2016, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc họp khẩn với lãnh đạo Hà Tĩnh với chỉ đạo : Thu mua tất cả nguồn thuỷ hải sản do tổ chức, cá nhân đánh bắt bằng tiền Ngân sách. Đó là việc làm cần thiết nhưng sự kiện đòi hỏi phải có sách lược triệt để hơn.
Tất cả những liệu pháp đó chẳng khác gì “uống nước biển để giải khát”.
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI HIỂM HOẠ.
Tôi cho rằng :
Chắc chắn đó không phải là nhát dao đầu tiên.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là : Tại sao lần này Formosa lại ra đòn nặng tay như vậy ? Trong khi đó mới chỉ là sự “súc rửa đường ống định kỳ” trong giai đoạn chuẩn bị khánh thành nhà máy thép. Khi Nhà máy chính thức đi vào hoạt động thì khối lượng nước thải được xả ra sẽ lớn hơn gấp bội thì hậu hoạ sẽ khủng khiếp đến cỡ nào nữa ?
Bản chất sự việc nằm ở đâu ?
Chúng ta hãy xem xét sự kiện này ở 3 góc độ :
- Góc độ Kinh tế - Chính trị.
- Góc độ Giải pháp – kỹ thuật.
- Góc độ Quy chuẩn – pháp lý.
1/ Góc độ Kinh tế - Chính trị.
Nhiều ý kiến trên mạng xã hội đã nêu ra luận cứ rằng :
“a”- Sự “ưu ái” trên mức bình thường của Chính phủ và chính quyền Địa phương dành cho Formosa từ khâu cấp phép, cho thuê đất cho tới khi “thảm hoạ” cá chết xảy ra.
“b”- Formosa thực chất là DN Trung Quốc.
“c”- Trung Quốc coi Vũng áng – Hà Tĩnh là một “căn cứ” quân sự chiến lược trong ván bài Biển Đông.
“d”- Trung Quốc chủ trương đầu độc dân tộc Việt Nam nhằm giảm/tê liệt sức kháng cự của Việt Nam.
Từ đó kết luận : Formosa là một con bài, một bước đi trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông của nhà nước Trung Hoa.
2/ Giải pháp – Kỹ thuật.
Có người nêu rằng có vấn đề “trục trặc kỹ thuật” xảy ra chăng ?
Có thể thẳng thừng loại bỏ ý kiến này, bởi với một tập đoàn hùng mạnh và chuyên nghiệp như Formosa, giải pháp kỹ thuật đối với họ chỉ là chuyện “nhỏ như cái móng tay”.
Vậy, còn lại là khía cạnh pháp lý của sự kiện.
3/ KHÍA CẠNH PHÁP LÝ.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, dù là hết sức chậm chạp, về chuyện Biển và Thép, chúng ta cũng đã có các Văn bản Quy phạm pháp luật, đó là :
- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển : QCVN 10-MT: 2015/BTNMT ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2015.
- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2013.
Đối với Dự án Formosa, Bộ TNMT cũng đã cấp giấy phép xả thải :
Giấy phép xả thải số 3215/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường cấp cho Formosa do Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai ký ngày 11-12-2015.
“Theo giấy phép này, nước thải công nghiệp sau xử lý được phép xả ra môi trường, (trường hợp Formosa là biển ven bờ vịnh Sơn Dương, xã Kỳ Phương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và các thông số giới hạn nồng độ chất ô nhiễm được tính toán dựa trên Quy chuẩn QCVN 52: 2013/BTNMT (Điều 2) như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Cmax là nồng độ tối đa cho phép.
C là giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo cột B (khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).
Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải, trường hợp này là vịnh Sơn Dương và Bộ TNMT đã sử dụng hệ số 1,3 cho vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh, thể thao và giải trí dưới nước.
Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải.
Formosa là một đại Dự án, với quy mô xả thải đăng ký để cấp phép lên tới 45.000m3/ngày đêm, nó đương nhiên là giá trị >5000m3/ngày đêm theo quy chuẩn, nhưng gấp tới 9 lần.
Kết quả tính toán cho giấy phép xả thải Formosa đã được cấp, cụ thể là:
+ Nhiệt độ nước xả thải < 40 độ C;
+ Độ pH trong khoảng 5,5-9;
+ Chất rắn lơ lửng : 117mg/l;
+ Tổng dầu mỡ khoảng 11,7mg/l;
+ Tổng phenol : 0,585mg/l;
+ Tổng xyanua : 0,585mg/l;
+ Ni tơ : 70,2mg/l;
+ Thủy ngân : 0,0117mg/l.
Công suất xả thải tối đa được phép: 45.000m3/ngày đêm.
Như vậy, thì Formosa được phép xả nước thải ra vịnh Sơn Dương với hàm lượng :
+ Xyanua cao gấp 58,5 lần so với giá trị giới hạn của nước biển theo Quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT.
+ Cadimi, Crom 6+ : vượt quá 11,7 lần,
+ Thủy ngân : 2,34 lần,
+ Tổng Phenol : 19,5 lần,
+ Tổng dầu mỡ : khoảng 23,4 lần.
Và, thật không thể hiểu nổi, điều này lại phù hợp với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT !.
Và, một điều càng khó hiểu hơn nữa, rằng, với hàm lượng đó, nếu Formosa xả ra biển đúng quy định thì vẫn có thể gây chết hầu hết các loài thủy sinh xung quanh luồng nước thải (đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn đúng quy định trên) đi qua”. (Theo Kỹ sư Phạm Hồng Phong). Chu Xuân Phàm đã có lý khi yêu cầu người Việt chọn “Cá hay Thép” !
Như vậy là đã rõ. Tình hình sẽ tiến triển tiếp theo là :
1/ Theo báo Tuổi trẻ, sau khi có giấy phép xả thải, trong Quý 1/2016, Fomorsa đã xả 931.830 m3 nước thải ra biển, bình quân 10.000m3/ngày đêm, nghĩa là Formosa mới chỉ xả thải chưa đến 1/4 công suất tối đa được phép (45.000m3/ngày đêm) và đó mới chỉ là giai đoạn khởi động, xúc rửa đường ống. Khi Formosa chính thức đi vào hoạt động với công suất tối đa và chỉ với hàm lượng theo như giấy phép, có thể dự báo thảm họa môi trường sẽ kéo dài đến Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu thậm chí đến Cà Mau, lan sang Vịnh Thái Lan là điều có thể dự đoán được. Dù họ hoàn toàn theo đúng các Quy chuẩn Việt Nam. Nếu dòng hải lưu biển Đông đổi chiều vào mùa hè thì Vịnh bắc Bộ cũng sẽ bị ảnh hưởng, cá chết sẽ lan ra Móng Cái, khắp Vịnh Bắc Bộ, tiến lên bờ Biển Trung Hoa đại lục… Như vậy, đâu chỉ 3,200 km bờ biển với một triệu km2 biển của ta chịu tai hoạ.
Đó sẽ thực sự là một thảm họa kinh hoàng. Nền kinh tế Việt Nam sẽ hoàn toàn sụp đổ !. Đó là trường hợp Formosa thực hiện đúng Giấy phép ! Còn nếu họ gian dối thì thảm hoạ sẽ tới mau hơn bất cứ sự tưởng tượng tiêu cực nào. Vừa qua, cả các loại thuỷ sinh tầng đáy chết hàng loạt cho phép ta nghĩ tới chúng đã bị nhiễm độc kim loại nặng.
2/ Nếu Nhà nước không xử lý kịp thời, mà phải rất nhanh, thì tai hoạ ập xuống nhãn tiền :
+ Tất cả các ngành liên quan tới Biển (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thuỷ hải sản, làm nước mắm, mắm các loại…) sẽ phá sản đầu tiên.
+ Ngành dịch vụ du lịch, ăn uống, khách sạn sẽ điêu đứng tức thì.
+ Các ngành như vận tải biển, hàng không, đường bộ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sự việc dường như chỉ mới bắt đầu…
3/ Nhát dao Formosa đã giết chết ngư dân, tiếp tới sẽ là các doanh nghiệp liên quan…gây ra sự thất nghiệp, phá sản, đói nghèo của hàng chục triệu người. Họ sẽ kêu ai, nếu không phải là Đảng và Nhà nước ? Hỗn loạn xã hội sẽ không thể kiểm soát – vấn đề là bản thân những “đồng chí” đang “công tác” trong lực lượng vũ trang và gia đình họ cũng chịu chung số phận với nhân dân, dẫn tới tình trạng “Bất hợp tác” với Đảng và Nhà nước – thì sự sụp đổ của một chính thể là điều có thể thấy trước.
Đó không còn là Khủng hoảng, Thảm hoạ môi trường nữa.
Quan sát động thái của Chính phủ và Chính quyền địa phương từ khi xảy ra “Sự kiện Formosa” thì thấy rằng :
Họ đã phản ứng với tình huống quá chậm chạp và hết sức thiếu chuyên nghiệp :
+ Có vẻ như họ muốn bưng bít thông tin về “sự thật Formosa” : Thợ lặn Nguyễn Xuân Thành – Người phát hiện đường ống xả thải – phải di dời khỏi địa phương một cách khó hiểu; Những động thái trấn an dư luận của lãnh đạo Bộ TNMT, lãnh đạo Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng vừa lố bịch vừa ấu trĩ càng làm cho sự nghi nghờ và căm ghét của nhân dân tăng thêm.
+ Ngày 01/5/2016, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc họp khẩn với lãnh đạo Hà Tĩnh với chỉ đạo : Thu mua tất cả nguồn thuỷ hải sản do tổ chức, cá nhân đánh bắt bằng tiền Ngân sách. Đó là việc làm cần thiết nhưng sự kiện đòi hỏi phải có sách lược triệt để hơn.
Tất cả những liệu pháp đó chẳng khác gì “uống nước biển để giải khát”.
VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI HIỂM HOẠ.
Tôi xin góp ý kiến như sau :
1/ Đề nghị Ngay lập tức Chính Phủ làm việc với Chủ đầu tư để :
a) Thu hồi ngay Giấy phép xả thải số 3215/GP-BTNMT của Bộ TNMT cấp cho Formosa ngày 11-12-2015.
b) Sửa đổi các quy chuẩn đối với nước xả thải của Formosa sao cho phù hợp với Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước biển : QCVN 10-MT: 2015/BTNMT ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2015.
c) Phần chi phí tăng thêm để xử lý nước thải triệt để hơn trước khi xả ra biển thì 2 bên sẽ thương lượng.
d) Làm rõ trách nhiệm của nhóm người đã tham gia soạn thảo Quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2013 và Giấy phép xả thải số 3215/GP-BTNMT cấp cho Formosa. Tại sao một Văn bản Quy phạm pháp luật tầm vóc quốc gia như vậy mà các quy chuẩn về môi trường lại mang tính “Giết người” như vậy ? Có sự tác động gì từ phía Formosa hay không ?
Đó là những việc phải lập tức tiến hành ngay, càng nhanh càng tốt.
Bởi, nếu Biển Đông bị bức tử thì Formosa sẽ là người phải ra đi đầu tiên !
2/ Đề nghị Chính phủ tổ chức việc xem xét, sửa đổi Quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2013 sao cho phù hợp với tiêu chuẩn nước biển trong Quy chế 10 về nước biển.
3/ Đề nghị Nhanh chóng xác định nguyên nhân cá chết. Xin mời cả Giám định viên Quốc tế độc lập để so sánh. Phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật. Đây hoàn toàn thuộc lỗi của Chính Phủ, kể cả trường hợp lỗi của Formosa thì Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Nhân dân. Đề nghị Nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm trước hết ổn định đời sống của bà con Ngư dân, Diêm dân.
4/ Đề nghị Chính phủ cũng rà soát lại các Văn bản QPPL quy định về Quy chuẩn Quốc gia về tất cả các lĩnh vực trên cơ sở so sánh với các quy chuẩn quốc tế, quy chuẩn của các quốc gia tiên tiến.
5/ Đề nghị Chính Phủ rà soát và chỉ đạo cho các địa phương ra soát các dự án có khả năng ảnh hưởng đến môi trường : Khai thác quặng, dệt, nhuộm, sản xuất hoá chất, thuốc chữa bệnh….để quản lý hiệu quả, trên cơ sở bảo vệ môi trường, tính mạng người dân.
Vấn đề Formosa bây giờ không phải là chuyện riêng của Hà Tĩnh hay của Chính Phủ nữa. Nó đã là câu chuyện của Toàn thể nhân dân. Nó tác động trực tiếp và toàn diện lên đời sống kinh tế, chính trị của Việt Nam.
Và tới đây, nếu ta không xử lý rốt ráo thì Thái Lan cũng sẽ lên tiếng và họ sẽ kiện Chính Phủ Việt Nam về việc phá hoại môi trường.
1/ Đề nghị Ngay lập tức Chính Phủ làm việc với Chủ đầu tư để :
a) Thu hồi ngay Giấy phép xả thải số 3215/GP-BTNMT của Bộ TNMT cấp cho Formosa ngày 11-12-2015.
b) Sửa đổi các quy chuẩn đối với nước xả thải của Formosa sao cho phù hợp với Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước biển : QCVN 10-MT: 2015/BTNMT ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2015.
c) Phần chi phí tăng thêm để xử lý nước thải triệt để hơn trước khi xả ra biển thì 2 bên sẽ thương lượng.
d) Làm rõ trách nhiệm của nhóm người đã tham gia soạn thảo Quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2013 và Giấy phép xả thải số 3215/GP-BTNMT cấp cho Formosa. Tại sao một Văn bản Quy phạm pháp luật tầm vóc quốc gia như vậy mà các quy chuẩn về môi trường lại mang tính “Giết người” như vậy ? Có sự tác động gì từ phía Formosa hay không ?
Đó là những việc phải lập tức tiến hành ngay, càng nhanh càng tốt.
Bởi, nếu Biển Đông bị bức tử thì Formosa sẽ là người phải ra đi đầu tiên !
2/ Đề nghị Chính phủ tổ chức việc xem xét, sửa đổi Quy chuẩn Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2013 sao cho phù hợp với tiêu chuẩn nước biển trong Quy chế 10 về nước biển.
3/ Đề nghị Nhanh chóng xác định nguyên nhân cá chết. Xin mời cả Giám định viên Quốc tế độc lập để so sánh. Phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật. Đây hoàn toàn thuộc lỗi của Chính Phủ, kể cả trường hợp lỗi của Formosa thì Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Nhân dân. Đề nghị Nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm trước hết ổn định đời sống của bà con Ngư dân, Diêm dân.
4/ Đề nghị Chính phủ cũng rà soát lại các Văn bản QPPL quy định về Quy chuẩn Quốc gia về tất cả các lĩnh vực trên cơ sở so sánh với các quy chuẩn quốc tế, quy chuẩn của các quốc gia tiên tiến.
5/ Đề nghị Chính Phủ rà soát và chỉ đạo cho các địa phương ra soát các dự án có khả năng ảnh hưởng đến môi trường : Khai thác quặng, dệt, nhuộm, sản xuất hoá chất, thuốc chữa bệnh….để quản lý hiệu quả, trên cơ sở bảo vệ môi trường, tính mạng người dân.
Vấn đề Formosa bây giờ không phải là chuyện riêng của Hà Tĩnh hay của Chính Phủ nữa. Nó đã là câu chuyện của Toàn thể nhân dân. Nó tác động trực tiếp và toàn diện lên đời sống kinh tế, chính trị của Việt Nam.
Và tới đây, nếu ta không xử lý rốt ráo thì Thái Lan cũng sẽ lên tiếng và họ sẽ kiện Chính Phủ Việt Nam về việc phá hoại môi trường.
NGUYỄN XUÂN CHIẾN - Sài Gòn 03/5/2016.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Post A Comment
Không có nhận xét nào :