technology

business

Hàng trăm tiểu thương phản đối di dời chợ Kỳ Anh



(HDHKyAnh)- Hàng trăm tiểu thương kinh doanh tại chợ Kỳ Anh, nằm ở trung tâm thị trấn Kỳ Anh (cũ) đang rất bức xúc và kiên quyết phản đối chính quyền sở tại “ép” họ chuyển sang chợ mới hoàn toàn không hợp lý.

    Hàng trăm tiểu thương phản đối di dời chợ Kỳ Anh

    Tại chợ Kỳ Anh hiện có gần 1.000 tiểu thương đang kinh doanh buôn bán. Ảnh: Cường Thành

    Vấn đề mấu chốt khiến hàng trăm tiểu thương phản đối là việc quyết định xây dựng chợ mới tại khu phố Hưng Lợi, thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh (nay là thị xã Kỳ Anh). Khi xây dựng chợ mới không có chủ trương rõ ràng, không lấy ý kiến toàn dân. Mãi đến khi chợ mới gần đi vào hoàn thiện thì UBND thị xã Kỳ Anh mới bắt đầu tổ chức các cuộc họp dân và yêu cầu các tiểu thương phải di dời.
    Việc xây dựng chợ trên địa bàn lại không được thực hiện công khai, minh bạch nên hầu hết các tiểu thương không nắm bắt được, hiểu được việc thực hiện dự án cũng như thiết kế của công trình chợ; phương án sắp xếp kinh doanh chợ mới...
    Bà Nguyễn Thị Thanh, một tiểu thương kinh doanh tại chợ Kỳ Anh phản ánh: "Bà con đang buôn bán bình thường, phát triển rất tốt tại sao phải phá bỏ chợ? Nếu phá bỏ khu chợ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mấy trăm hộ gia đình vì địa điểm chợ mới có vị trí không thuận lợi, chợ xây dựng quá sâu so với trung tâm khu dân cư nên rất khó khăn cho việc kinh doanh, buôn bán”.
    Ông Nguyễn Tất Hùng, một trong những tiểu thương buôn bán lâu năm trong chợ bức xúc: “UBND thị xã Kỳ Anh lấy diện tích đất của chợ Kỳ Anh để làm gì? Nếu xây dựng nhà máy, xí nghiệp hay để chia lô bán nền thì cũng phải lấy ý kiến của toàn dân, phải có quy hoạch tổng thể một cách rõ rang, minh bạch”.

    Phóng viên Báo Thanh tra làm việc với ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Cường Thành


    Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh khẳng định: “Việc di dời chợ là cần thiết vì chợ cần phải phù hợp với quy hoạch, phù hợp với chủ trương của Chính phủ và nhất là việc an toàn trong vấn đề chống cháy nổ”.
    Về nội dung chính quyền sở tại không thông qua ý kiến của dân và gần 1.000 hộ đang kinh doanh trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (đặc biệt trước khi khởi công xây dựng chợ mới không có bất kỳ cuộc họp nào bàn về quyền lợi chính đáng của các hộ tiểu thương đang kinh doanh trên địa bàn), ông Hà cho rằng: “Mặc dù xây dựng chợ mới không thông qua ý kiến của dân và các tiểu thương nhưng đã thông qua Hội đồng mà Hội đồng lại do dân bầu ra...”.
    Với nội dung trả lời của ông Hà, chính quyền thị xã Kỳ Anh đã đảm bảo dân chủ theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước?

    Biễn biến tiếp theo được báo Dân trí đưa tin

    Hàng trăm tiểu thương đóng quầy, phản đối sáp nhập chợ

     Hàng trăm ki ốt trong khu vực chợ Kỳ Anh, nằm ở trung tâm thị xã Kỳ Anh đã đồng loạt đóng cửa mấy ngày nay để phản đối chính quyền ép buộc sáp nhập vào chợ mới.
    Ghi nhận của PV Dân trí, liên tục từ ngày 28/6 đến nay, hơn 500 hộ kinh doanh cố định và nhiều hộ kinh doanh lưu động tại chợ trung tâm thị xã Kỳ Anh đã đồng loạt đóng cửa, không hoạt động. Các ki ốt đóng cửa im lìm khiến hoạt động thương mại bị gián đoạn. Người dân đến trao đổi, mua bán hàng hóa đều lắc đầu ngao ngán vì chẳng biết bán cho ai hay mua cái gì ở khu chợ này.

    Các ki ốt hàng hóa ở chợ trung tâm thị xã Kỳ Anh đồng loạt đóng cửa mấy ngày nay
    Lí do khiến bà con tiểu thương đồng loạt đóng cửa không hoạt động là để phản đối chính quyền ép buộc sáp nhập vào chợ mới - một trung tâm thương mại có tổng mức đầu tư hơn 72 tỷ đồng - bị cáo buộc khi xây dựng không lấy ý kiến toàn dân, không công khai, minh bạch, không tính hết lợi ích của bà con tiểu thương.
    Ông Đặng Quốc Sinh, một thương binh đang buôn bán tại chợ Kỳ Anh bức xúc: “Việc xây chợ mới đáng lẽ chính quyền phải họp các tiểu thương để bàn bạc, hay có một thông báo về quy hoạch chợ mới để mọi người được biết. Vậy nhưng chính quyền (UBND huyện Kỳ Anh cũ) đã không họp để lắng nghe ý kiến của người dân, đến khi hoàn thành rồi thì lại bắt ép chúng tôi vào chợ mới. Nếu bắt buộc phải đi thì đi như thế nào chứ”.
    Chị Nguyễn Thị Hương, một tiểu thương buôn bán ở chợ lâu năm lại bức xúc vì thiệt thòi quá lớn mà không được chính quyền hỗ trợ gì từ việc phải di chuyển đến chợ mới. “Ở trong đình chợ hiện nay chúng tôi có trên 100 hộ kinh doanh đủ các mặt hàng. Để làm ăn thuận lợi bà con đã đầu tư tu sửa ki ốt của mình tốn cả hàng trăm triệu đồng. Nay phải di chuyển đến chợ mới chúng tôi không thấy chính quyền có chính sách hỗ trợ như thế nào. Thiệt thòi quá lớn nên chúng tôi không đồng ý, tạm nghỉ bán để làm rõ việc này với chính quyền, chủ đầu tư”- chị Hương nói.
    Nhiều ý kiến khác bức xúc nói, việc chính quyền không lấy ý kiến, không lắng nghe ý kiến xác đáng của người dân đã dẫn tới khu chợ mới khó lòng đáp ứng hoạt động thương mại trên địa bàn do vị trí chợ mới vừa xa trung tâm, vừa nằm ở dưới sâu.

      
    Khu chợ trung tâm bình thường rất đông người mua kẻ bán, do tiểu thương đóng cửa phản đối chính quyền sáp nhập chợ mới nên hiện rất vắng vẻ
    Ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh thừa nhận, việc bà con tiểu thương chợ trung tâm Kỳ Anh đóng quầy nghỉ bán đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thương mại trên địa bàn.
    Cũng theo ông Vĩnh, việc phải đóng cửa chợ cũ là điều chắc chắn, lộ trình đến cuối tháng 10 phải hoàn thành cho các tiểu thương vào chợ mới. “Hiện thị xã đang đối thoại tuyên truyền với người dân về việc di dời chợ, đồng thời rà soát lại chế độ chính sách nhằm đảm bảo cho bà con tiểu thương không bị thiệt thòi khi di dời chợ.

    Cao Cường - Tăng Thành, Báo Thành tra
    Minh Đức, Báo Dân trí
    Post A Comment
    • Blogger Comment using Blogger
    • Facebook Comment using Facebook
    • Disqus Comment using Disqus

    Không có nhận xét nào :


    three columns

    cars

    grids

    health