technology

business

Câu Chuyện Ở Đông Yên - Có Đông mà không Yên



Là một trong 5 địa phương nằm trong khu kinh tế Vũng Áng phải GPMB - di dời dân đến các khu tái định cư để nhường đất cho dự án vì lợi ích lâu dài cho quê hương đất nước.
Thôn Đông Yên xã Kỳ Lợi có 1.219 hộ, 5.038 khẩu; diện tích 118,5 ha, trong đó đất nông nghiệp 81ha, đất phi nông nghiệp 37,5ha. Bà con ở đây theo đạo Thiên chúa giáo, đời sống  chủ yếu  đánh bắt thủy hải sản và sản xuất nông nghiệp. Theo quy hoạch và lộ trình thực hiện các dự án trong KKT Vũng Áng, các hộ dân thôn Đông Yên phải di dời toàn bộ đến địa điểm mới.

Bình minh ở Đông Yên. 

Nhà thờ giáo xứ Đông Yên, Giáo hạt Kỳ Anh

UBND huyện Kỳ Anh phối hợp với Ban quản lý KKT Vũng Áng tổ chức Ngày hội di dân tái định cư thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi về nơi ở mới tại thôn Ba Đồng (Kỳ Phương) và thôn Minh Huệ (Kỳ Nam) ngày 29/10/2014

Tuy nhiên chuyện không bình yên và tươi đẹp như những hình ảnh, thông tin trên đây. Ngày 2/3/1015 Có 155 em học sinh thuộc Giáo xứ Đông Yên, thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Các em này có độ tuổi từ 4 – 15 tuổi, thuộc cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã không được đến trường học trong niên khóa 2014 – 2015.

Sáng ngày 17/03/2015 thực hiện chủ trương di dời, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án trọng điểm ở Khu Kinh tế Vũng Áng tại giáo xứ Đông Yên, Xã Kỳ Lợi. Tuy nhiên đã có sự ngăn cản gây xô xát của một số người dân địa phương với cơ quan chức năng.

Trên nhiều trang mạng đã đưa nhiều thông tin sai lệch gây kích động và hoang mang cho người dân, gây bất lợi cho chính quyền. Vậy sự thật đằng sau là gì? Chuyện gì đang xảy ra ở Đông Yên? 

Bạn đọc hãy cùng theo dõi 2 video dưới để cảm nhận được tính chất nghiêm trọng của chuỗi các sự việc.


Bản tin của một tổ chức công giáo ở hải ngoại đưa tin sai lệch về sự việc ngày 2/3. Có chỉ ra được chính quyền đã vi hiến.


Toàn bộ diễn biến nóng ngày 17/3 Giải phóng mặt bằng tại giáo xứ Đông Yên. Video được quay bởi người dân và cả bên chính quyền. Biên tập: HDHKYANH

TIN LIÊN QUAN: 


Theo báo Xây dựng, đến ngày 30/3/2015 vẫn còn 130 em học vẫn không được đến trường, xem bài chi tiết Đền bù GPMB chưa thoả đáng phụ huynh cấm trẻ đến trường. (!?)


♦ Bản tin phía trên có điểm báo Vienamnet về những sai phạm nghiêm trọng tại dự án Formosa. Xem bài chi tiết tại đây.

Những bình luận trái chiều trên các trang mạng

(HDHKYANH) đã có cuộc nói chuyện với một công dân thuộc giáo xứ Đông Yên. Anh là một giáo dân sống tâm niệm "kính chúa yêu nước" luôn mong những bình yên, phát triển đến với quê hương mình, những chuyện đang xảy ra khiến anh rất đau lòng và cảm thấy bất lực. Qua đây ta có thể hiểu phần nào sự thật, chuyện gì đang xảy ra với làng chài của anh, những chuyện mà ngay cả nhiều người dân sống trên mảnh Kỳ Anh nắng gió này cũng khó có thể biết, khó có thể hiểu được. 

Nhìn cảnh các em thơ không được đến trường sống bên đống đổ nát ai cũng phải chạnh lòng.

Đây là một cuộc trò chuyện mang tính chất cá nhân thể hiện chính kiến cá nhân trong từng sự việc cụ thể được nhắc đến không hoàn toàn đại diện cho quan điểm định hướng của Hội đồng hương Kỳ Anh. Nội dung cá nhân này được đưa lên công khai  không nhằm để đánh giá cá nhân ngưới nói chuyện cũng không nhằm phản dân, phản nước chống chính quyền mà để bạn đọc bằng một quan điểm khách quan nhiều chiều để đánh giá và hiểu bản chất sự việc. Với tôn chỉ “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt” -Napoleon. Nhất thiết phải lên tiếng, không im lặng, mọi việc càng không minh bạch càng dễ bị kẻ xấu lợi dụng, một điểm yếu cố hữu của chính quyền cần khắc phục.


Những tư tưởng cá nhân trong cuộc trò chuyện là thế giới quan của mỗi người. Hãy tôn trọng nó như người khác tôn trọng chính kiến của bạn vậy.

Đông Yên có rất nhiều điều kiện thuận lợi đặc biệt với nghề đánh bắt cá đã bao đời nay, với các yếu như eo biển dài, biển sâu, có mỏ cát, sỏi rất trù phú, giáo dân ở đây họ sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá quanh năm như vậy.
Việc di dời cả một giáo xứ tồn tại cả trăm năm không phải là chuyện đơn giản và dễ dàng. Việc di chuyển nơi ở như xoá dấu vết đức tin của tiền nhân xưa. Tiếp đó, việc đưa một làng nghề quanh năm bám biển lên khu đèo núi cũng khiến nhiều người hoang mang, một tương lai mù mịt!?

Biển, nguồn sống của người dân Đông Yên. Ảnh Thanh Tâm


Đông Yên, một góc có bình yên

Một vài điều đơn giản kể trên đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của người dân nơi đây. Chúng ta, những người ngoài cuộc và cả một chính quyền vì dân cũng không thể trách một số hộ dân nơi đây khi họ bất chất mọi thứ chống đối, khi họ không biết hi sinh một chút quyền lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của đất nước. Có lẽ chính quyền địa phương đã không cảm nhận được hết hoàn cảnh tâm tư của họ. Cùng với đó còn nhiều bất cập về quy định pháp luật, không theo kịp với cuộc sống đã gây căng thẳng không đáng có giữa người dân với người dân cùng chung sống, giữa người dân với chính quyền. Vô hình chung tạo cơ hội cho những thế lực thù địch gây chia rẽ, chống phá chính quyền - một chính quyền làng xã nay đột ngột quản lí cả một khu kinh tế trọng điểm của đất nước.

Đông Yên - Khi nào có bình yên!?

HỘI ĐỒNG HƯƠNG KỲ ANH

Post A Comment
  • Blogger Comment using Blogger
  • Facebook Comment using Facebook
  • Disqus Comment using Disqus

Không có nhận xét nào :


three columns

cars

grids

health